游客发表

【kết quả bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh】Nhượng quyền thương mại: "Sân chơi" của doanh nghiệp ngoại

发帖时间:2025-01-11 05:15:18

nhuong quyen thuong mai quotsan choiquot cua doanh nghiep ngoai

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu Việt đã tiến hành nhượng quyền ra nước ngoài. Ảnh: ST.

DN ngoại áp đảo

TheượngquyềnthươngmạiampquotSânchơiampquotcủadoanhnghiệpngoạkết quả bóng đá trực tiếp ngoại hạng anho số liệu của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã cấp phép cho 10 công ty nước ngoài hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Tính từ năm 2007 đến nay, đã có 206 DN với hàng trăm nhãn hiệu được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, số DN Việt Nam tham gia lĩnh vực nhượng quyền thương mại, được cấp phép hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài lại khá khiêm tốn, chỉ vỏn vẹn 3 DN.

Dễ thấy, thời gian qua, hàng loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới ở các lĩnh vực như đồ ăn nhanh, khách sạn, nhà hàng cho đến mỹ phẩm, quần áo... đã và đang nhanh chóng bước vào thị trường Việt Nam, ngày càng mở rộng quy mô. Những cái tên điển hình có thể kể đến như: McDonald’s, Baskin Robbins, Haagen-Dazs (đến từ Hoa Kỳ), Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, Pepper Lunch, Burger King (Singapore), Lotteria, Tous Les Jours, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensen’s (Malaysia), Oasis, Karren Millen, Warehouse, Topshop, Coast London (Anh), Bulgari, Moschino, Rossi (Italy)… Trên thực tế, nhiều chuyên gia nhìn nhận, thống kê của cơ quan quản lý nhà nước chưa phản ánh hết sự sôi động của thị trường nhượng quyền thương mại bởi có những thương hiệu dù đã hoạt động trên thị trường nhưng chưa thấy ghi nhận trong danh sách.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu (Trường Đại học Thương mại) đánh giá: Dù nói hoạt động nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam sôi động, song nhiều năm qua, DN Việt Nam hầu như nhận quyền chứ ít có cơ hội đi nhượng quyền. Tuy nhiên, đây là điều rất bình thường bởi để có thể tiến hành nhượng quyền đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trước hết, thương hiệu của DN phải uy tín, nổi tiếng. Đây là điều khó khăn với DN Việt Nam khi hầu hết thương hiệu Việt chỉ gói gọn trong thị trường nội địa, chưa vươn ra thị trường nước ngoài.

TS. Nguyễn Quốc Thịnh phân tích thêm: Vị thế của nhượng quyền và nhận quyền rất khác nhau. Để nhượng quyền được, DN phải có sự am hiểu sành sỏi về thị trường, xây dựng được hệ thống tương đối tốt, sản phẩm tương thích với thị trường... Trong khi đó, để nhận quyền có thể chỉ là DN khởi nghiệp, chưa có kinh nghiệm về kinh doanh, kỹ năng, năng lực xây dựng, phát triển hệ thống... DN có thương hiệu hạn chế, muốn dựa vào một thương hiệu đã nổi tiếng, uy tín trên thị trường, trở thành một "mắt xích" của thương hiệu nổi tiếng. "Trong câu chuyện nhận quyền, tuy có nhiều lợi ích, song phải khẳng định rằng, nếu DN chỉ đầu tư cho phần nhận quyền, lạm dụng nhận quyền, cơ hội khai thác thương hiệu riêng gần như không có. Đây lại là điểm hạn chế đáng lưu ý", TS. Nguyễn Quốc Thịnh nhấn mạnh.

Nỗ lực nhiều phía để "đổi vai"

Ông Suttisak Wilaman, Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex (DN Thái Lan chuyên tổ chức các sự kiện triển lãm khu vực ASEAN) đánh giá: Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại. Thị trường Việt Nam hội đủ các yếu tố tiềm năng như: Tiêu dùng lớn, mức thu nhập tăng nhanh và có một thế hệ người tiêu dùng trẻ năng động… Đây là các yếu tố mang lại triển vọng lạc quan cho ngành bán lẻ cũng như nhượng quyền thương mại phát triển trong những năm tới. Dự báo, từ năm 2018 trở đi, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu từ khu vực châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á. Trong đó, điển hình phải kể tới các thương hiệu đến từ thị trường Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines...

Theo ThS. Hoàng Thị Thúy (Trường Đại học Thương mại): Nhằm giúp các DN trong nước tận dụng được cơ hội hội nhập để phát triển nhượng quyền thương mại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ loại hình kinh doanh này phát triển. Theo đó, cần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đang tham gia, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh thuận lợi, chú trọng đơn giản hóa các thủ tục thuế và cấp phép cho các đối tác nước ngoài đến Việt Nam.

Một số chuyên gia nhận định, hiện nay, với các thương hiệu nhượng quyền vào Việt Nam, bên cạnh những thương hiệu bài bản, có không ít thương hiệu mới nổi, muốn phát triển nhanh như một cách đánh bóng thương hiệu nên đã chọn Việt Nam là điểm đến để tiến hành nhượng quyền. Các thương hiệu này thậm chí còn chưa hoàn thiện mô hình, quy trình vận hành. Họ áp dụng cách thức chấp nhận giảm phí nhượng quyền để thu hút người mua. Vì vậy, các DN trong nước khi xem xét nhận nhượng quyền cần cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng. DN có thể lựa chọn thương hiệu đã hoạt động bài bản để nhanh chóng ổn định. Tuy nhiên, DN cũng có thể chọn lựa cách đồng hành cùng dựng xây, hoàn thiện mô hình với các thương hiệu còn non yếu, miễn là đảm bảo lợi ích trong bài toán kinh doanh.

Nhìn từ góc độ các DN nội địa có kế hoạch nhượng quyền tại nước ngoài, ThS. Hoàng Thị Thúy cho rằng, Nhà nước cần đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho DN tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để DN trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài... Mặt khác, các DN cần xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với ngành nghề mình đang kinh doanh, tái cấu trúc, củng cố và phát triển nội lực DN trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền. Bên cạnh đó, DN cũng cần xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền bao gồm: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị, nền tảng vận hành và cung ứng, nền tảng nhân lực, đào tạo và nền tảng phát triển hệ thống nhượng quyền. Nếu DN vội vàng nhượng quyền mà thiếu đi những chuẩn bị nền tảng này, rủi ro thất bại của hệ thống sẽ rất cao.

Ở góc độ "đổi vai" thay vì nhận quyền, DN Việt Nam đi nhượng quyền, một số chuyên gia nêu quan điểm: Xu hướng sắp tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh nhượng quyền sang thị trường lân cận là Lào và Campuchia. Để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền này, ngoài sự tự thân vận động của DN, rất cần sự trợ giúp mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các Thương vụ, Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài trong tìm hiểu, tiếp cận thị trường, hỗ trợ DN các thủ tục cần thiết trong xây dựng hệ thống...

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện. Cụ thể, việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Đối với bên nhận quyền, lợi ích thu được là: Không phải xây dựng thương hiệu; thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền; giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp; thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống. Trong khi đó, lợi ích đối với bên nhượng quyền là: Mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu; tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư.

    热门排行

    友情链接