【đá banh tối qua】Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp,ủtướngPhạmMinhChínhdựchuỗisựkiệndầukhívàđiệngióngoàikhơđá banh tối qua tinh gọn bộ máy tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình |
Ngày 1/12, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã tổ chức chuỗi các sự kiện về dầu khí và năng lượng tái tạo tại Trung tâm cơ khí chế tạo và Dịch vụ hậu cần cảng PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi. Ảnh: Sỹ Đồng |
Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên;Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về phía tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy. Đại diện lãnh đạo các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Cà Mau.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên và đại diện Lãnh đạo Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, các Ban chức năng Tập đoàn và các đơn vị thành viên, trực thuộc Tập đoàn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dự sự kiện. Ảnh: Sỹ Đồng |
Theo Petrovietnam, sự kiện ngày hôm nay nhằm đánh dấu các thành tựu đặc biệt ý nghĩa đã đạt được thời gian qua, hướng tới các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Theo đó, chuỗi sự kiện bao gồm: Lễ hạ thủy và bàn giao chân đế điện gió ngoài khơi dự án CHW2204; Lễ ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi; Lễ khởi công các trạm biến áp - dự án Baltica 02; Lễ khởi công giàn CPP - dự án Lô B; Lễ ký hợp đồng FSO Lạc Đà Vàng.
Theo đó, từ năm 2019, Petrovietnam và một số đơn vị thành viên đã tập trung đánh giá, nghiên cứu vấn đề dịch chuyển năng lượng để điều chỉnh, bắt kịp các xu hướng, tận dụng tối đa thế mạnh. Trong đó, định hướng xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh, sạch thông qua nâng cao tỷ trọng khí, sản xuất H2 và đặc biệt là phát triển điện gió ngoài khơi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi lễ hạ thủy và bàn giao chân đế điện gió ngoài khơi dự án CHW2204. Ảnh: Sỹ Đồng |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu nhấn nút khởi công các trạm biến áp - dự án Baltica 02; giàn CPP - dự án Lô B. Ảnh: Sỹ Đồng |
Petrovietnam với vai trò là công ty dầu khí quốc gia luôn đặt mục tiêu phát triển gắn liền với mục tiêu chung của đất nước - đã điều chỉnh chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu nâng tổng công suất đặt đạt 8.000-14.000 MW và tỷ trọng nguồn điện tái tạo chiếm 5-10% tổng công suất đặt của Petrovietnam. Đến 2045, Petrovietnam phấn đấu nâng công suất đặt chiếm 8-10% tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 10-20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.
Để chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho cuộc đua năng lượng tái tạo ngoài khơi, Petrovietnam đã và đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nội địa bao gồm các đơn vị thành viên có nhiều tiềm năng, như PTSC, Vietsovpetro, VPI, PVE, PETROSETCO, PV Drilling, PVC-MS, PV Shipyard… Bên cạnh đó, các đơn vị chủ lực của Petrovietnam về thiết kế, chế tạo, xây lắp và vận hành các công trình dầu khí biển như PTSC, Vietsovpetro, PETROCONs… với năng lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng sẵn có, đã được Tập đoàn giao nhiệm vụ nghiên cứu, thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng hợp tác, phát huy năng lực của nhau, phối hợp tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK) trong và ngoài nước.
Đặc biệt, những nỗ lực của Petrovietnam trong việc phát triển lĩnh vực điện gió ngoài khơi đã được minh chứng trong những năm gần đây, khi PTSC- đơn vị thành viên của Tập đoàn, đã chủ động tham gia cung cấp dịch vụ điện gió, điện gió ngoài khơi cho nhiều nhà thầu trong và ngoài nước và đã đạt được những thành công hiện hữu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà người lao động dầu khí. Ảnh: Sỹ Đồng |
Để chạy đà cho các dự án phát triển điện gió ngoài khơi, trước đó PTSC đã chuẩn bị từ rất sớm trước khi bổ sung lĩnh vực điện gió vào ngành nghề kinh doanh, từ công tác marketing, tìm kiếm đối tác thông qua các hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực điện gió của các đại sứ quán của các nước có năng lực về điện gió ngoài khơi như Đan Mạch, Hà Lan, Đức… đến cập nhật thông tin cũng như các xu hướng chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới.
PTSC đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, điển hình là việc đấu thầu quốc tế, trúng thầu hợp đồng chế tạo và cung cấp 33 chân đế điện gió ngoài khơi, dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch). Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có được hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn trong lĩnh vực rất mới là năng lượng tái tạo ngoài khơi. Việc trúng thầu và thực hiện hợp đồng này, không những tạo ra bước ngoặt lịch sử cho PTSC trong việc phát triển dịch vụ mới, nâng tầm thương hiệu dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam, mà còn lần đầu tiên ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới.
Khu cảng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Sơn |
Tiếp theo thành công tại dự án điện gió ngoài khơi CHW2204, PTSC đã tiếp tục đấu thầu và trúng thầu cung cấp chân đế trụ điện gió cho dự án điện gió ngoài khơi (quy mô lớn hơn dự án CHW2204) của khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, PTSC cũng bắt đầu bước vào giai đoạn khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica tại biển Baltic - một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu và xuất khẩu các trạm biến áp ĐGNK sang châu Âu, thị trường hàng đầu thế giới về điện gió ngoài khơi, bên cạnh 5 trạm biến áp khác đã và đang xuất khẩu sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trên quan điểm, định hướng chiến lược của Petrovietnam trong việc phát triển dịch vụ mới bên cạnh đẩy mạnh các dịch vụ truyền thống cốt lõi, PTSC không chỉ tận dụng tối đa lợi thế quy mô và hệ sinh thái đa dịch vụ mà còn chủ động thích nghi với xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Bằng việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng mới và các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao, PTSC đã từng bước tạo nên dấu ấn riêng, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp xứng tầm quốc tế, góp phần đưa thương hiệu Việt Nam vươn xa trên bản đồ năng lượng toàn cầu.
(责任编辑:Thể thao)
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- Vì sao OPPO Reno12 F 5G là chiếc điện thoại Android đáng sở hữu?
- Gửi hàng đi Mỹ qua UPS
- Chuyên gia ‘mách nước’ 3 dấu hiệu nhận biết khu đô thị có tiềm năng phát triển vượt bậc
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- MiennamPetro tự hào đạt chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường
- Doanh nghiệp nước ngoài tăng mua vỏ container Việt Nam
- Resorts International VietNam
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Giá vàng hôm nay 16/11: Vàng nhẫn tăng lại gần cả triệu đồng sau một ngày
- Bạch kim trở thành mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý 3
- Giá vàng hôm nay 18/11: Thế giới tăng mạnh
- Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- Giá vàng hôm nay 4/8/2024: Tăng hơn nửa triệu đồng trong tuần
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Cửa nhựa composite Sài Gòn Door
- Bất động sản khu Tây TP.HCM tăng sức hút nhờ 3 lợi thế này
- Bảo đảm tiến độ dự án cũng như giải ngân vốn đầu tư
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ‘Kho báu’ kinh nghiệm du lịch Măng Đen từ DANAGO