【pasto】Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế hiệu quả ?
Qua 8 tháng đầu năm nay,ảiphpnochotăngtrưởngkinhtếhiệuquảpasto mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, thách thức được ngành chức năng và địa phương trong tỉnh chỉ ra để sớm tìm giải pháp tháo gỡ.
Nhiều địa phương trong tỉnh đang tăng cường triển khai các công trình trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.
Nhận diện nhiều vấn đề còn khó khăn
Tại hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh và các sở, ngành với địa phương trong tỉnh vào chiều ngày 10-9, một trong những vấn đề được đại biểu dự hội nghị quan tâm là tìm giải pháp giúp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt hiệu quả, góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm đã đề ra. Bởi, ngoài những kết quả nổi bật đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ tháng 8, cũng như qua 8 tháng đầu năm nay thì nhiều sở, ngành của tỉnh, cũng như địa phương đã và đang đặt ra không ít những rào cản trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Qua rà soát, đánh giá mới đây của đơn vị thì năm nay, do nhiều yếu tố nên ước tính tổng diện tích trồng lúa trong năm của tỉnh giảm gần 1.800ha so với cùng kỳ. Bên cạnh cây lúa thì người trồng mía trên địa bàn tỉnh cũng đang lo lắng khi gần đây Nhà máy đường Phụng Hiệp tuyên bố tạm ngưng hoạt động trong vụ sản xuất mía sắp tới. Trong khi, niên vụ mía 2023-2024 nông dân trong tỉnh đã xuống giống được hơn 3.216ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Hiện tại, bà con chỉ mới thu hoạch để bán mía chục (mía dùng làm nước giải khát) được khoảng 1.000ha, vẫn còn hơn 2.000ha mía còn ngoài liếp chờ được đốn trong thời gian tới.
Một vấn đề khó khăn khác mà ngành nông nghiệp tỉnh chia sẻ là tình hình thiên tai trong thời gian gần đây diễn biến rất phức tạp, nhất là mưa lớn kèm theo giông lốc làm ảnh hưởng, thiệt hại không nhỏ về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân. Điển hình gần đây là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (có tên quốc tế là YAGI) vừa qua, bước đầu tỉnh ghi nhận có 19 căn nhà của người dân bị sập, tốc mái và có khoảng 140ha lúa Hè thu trong giai đoạn thu hoạch ở huyện Long Mỹ bị đổ ngã, gây thiệt hại về năng suất cho người dân. Ngoài ra, mưa thất thường trong thời gian qua còn làm cho tình hình sinh vật gây hại trên lúa tăng mạnh. Hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 2.608ha lúa bị nhiễm sinh vật gây hại, tăng 408ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày.
Đặc biệt, vào ngày 18-8 vừa qua, trên địa bàn huyện Vị Thủy xảy ra một ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi, tổng số lượng heo mắc bệnh và được tiêu hủy là 61 con. Tính từ thời điểm ổ dịch được phát hiện, ngành chức năng huyện Vị Thủy tiến hành tiêu độc, khử trùng và tiêu hủy đàn heo mắc bệnh theo quy định thì đến nay dịch bệnh không có chiều hướng lây lan sang diện rộng.
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp thì theo báo cáo của nhiều địa phương trong tỉnh, mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ trên địa bàn diễn ra ổn định, các mặt hàng thiết yếu đảm bảo nguồn cung, giá cả thị trường được kiểm soát tốt, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, sốt giá làm bất ổn thị trường; tuy nhiên, hiện tình hình chợ truyền thống đã xuống cấp, trong khi nguồn vốn đầu tư, sửa chữa còn hạn chế nên phần nào làm ảnh hưởng đến việc mua bán của tiểu thương, người dân. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng tại một số công trình trọng điểm của tỉnh còn chậm; việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp còn khó khăn, do chưa thu hút được nhà đầu tư, từ đó kéo theo tình hình giải ngân vốn đầu tư công hiện đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, đến thời điểm này, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh được 3.010/6.831 tỉ đồng, đạt 44,07% kế hoạch, thấp hơn 6,47% so với cùng kỳ.
Cùng chia sẻ về sự khó khăn liên quan đến lĩnh vực được phụ trách, ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho hay: Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên người diễn biến phức tạp, trong đó đáng quan tâm là bệnh về sốt xuất huyết và tay - chân - miệng có xu hướng tăng. Cụ thể, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh ghi nhận có 29 ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, tăng 18 ca so với tháng trước, lũy kế từ đầu năm đến nay có 149 ca; đồng thời ghi nhận có 32 ca mắc mới bệnh tay - chân - miệng, lũy kế đến nay có 661 ca, tăng 228 ca so với cùng kỳ.
Ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Đề xuất giải pháp tháo gỡ
Với nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều sở, ngành và địa phương đã đề xuất, gợi mở không ít giải pháp tháo gỡ. Trong đó, đề xuất duy trì ổn định sản xuất của các ngành có tăng trưởng tốt qua 8 tháng đầu năm, trong đó đặc biệt quan tâm đảm bảo kế hoạch sản xuất trong năm của các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và dự án nhiệt điện luôn hoạt động ổn định.
Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, kiến nghị: UBND tỉnh quan tâm tổ chức đoàn công tác đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt và giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nhất là về các ngành như: sản xuất đồ uống; điện sinh khối; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu...
Cũng liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, ngoài kiến nghị trên của Sở Công thương tỉnh thì một số ngành liên quan và địa phương trong tỉnh còn đề xuất cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước. Đặc biệt quan tâm kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình mới hoàn thành theo kế hoạch đưa vào hoạt động trong năm 2024 như: Công ty TNHH Thức ăn Tôm Xanh Minh Phú (sản xuất thức ăn chăn nuôi); Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (sản xuất mì ống, bún, gia vị các loại), Công ty TNHH MTV Sunpro Steel (sản xuất thép); Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Fujinuco (sản xuất thức ăn chăn nuôi)...
Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ cần quan tâm ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhưng doanh thu giảm là bán lẻ xăng dầu. Bên cạnh đó, có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ giúp Công ty Cổ phần Dầu khí Nam Sông Hậu (doanh thu cùng kỳ năm trước bình quân 400-500 tỉ đồng/tháng) nhanh chóng vượt qua những khó khăn hiện tại, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động ổn định.
Cùng chia sẻ giải pháp giúp đơn vị thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm đề ra, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin thêm: Để bù đắp phần nào diện tích lúa giảm, hiện toàn ngành tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang những sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm có vòng quay ngắn như rau màu, đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, đặc biệt một số sản phẩm có giá trị cao như lươn, ba ba, cá thát lát và nuôi cá ruộng… Bên cạnh đó là thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo đạt chỉ tiêu nguồn vốn giao và tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, chủ động công tác giám sát, phòng chống hiệu quả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là dịch tả heo châu Phi, đồng thời tăng cường hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời các loại sâu bệnh trên cây trồng.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các sở, ngành và địa phương trong tỉnh tiếp tục tập trung, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ngoài một số nhiệm vụ được sở, ngành và địa phương đề xuất, gợi mở thì cần quan tâm thêm một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển; các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Bên cạnh đó là kịp thời tham mưu, đề xuất điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định. Ngoài ra, thường xuyên đa dạng hóa phương thức tiếp cận, kết nối cung cầu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững. Mặt khác, chú trọng công tác y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Về vấn đề liên quan đến tiền lương, nơi nào chưa giải quyết tốt theo quy định mới, gây dư luận không tốt thì thủ trưởng đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm…
HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Cúp C2)
- Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- Vice President attends fourth Eurasian Women’s Forum
- Việt Nam deeply concerned about Middle East situation, following explosions in Lebanon
- Governors, mayors of ASEAN capitals meet in Vientiane
- Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- Việt Nam ready to contribute to a bright future for all people: top leader
- First working day of 13th Party Central Committee’s 10th plenum
- Việt Nam supports UNGA's resolution regarding occupied Palestinian territories
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Government’s September law
- Lao leader pays tribute to President Hồ Chí Minh
- Efforts needed to create breakthroughs in Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Al
- Top leader receives Cuban ambassador
- Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- Việt Nam adds voice, leadership to critical discussions on climate change: UN Resident Coordinator
- Việt Nam learns Denmark’s experience in hosting P4G Summit
- Top leader calls for focus on access to isolated areas due to typhoon, floods
- Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- Việt Nam, China cooperate in natural disaster response