Nghề báo,ểuhơnvềnghềboquatừcá cược bóng đá ngoại hạng anh một nghề đặc thù, luôn có sức hút khó cưỡng với những ai có nhiệt huyết và đủ đam mê, dấn thân. Đây cũng là nghề thu hút sự tò mò, muốn tìm hiểu của mọi người. Những quyển sách ra mắt trong những năm qua, sẽ giúp độc giả hiểu hơn về những người làm báo...
Những quyển sách hay về nghề báo…
Đa phần những quyển sách về nghề báo được viết lên từ những nhà báo. Bằng những trải nghiệm của mình, họ muốn mọi người đồng cảm, hiểu và sẻ chia với công việc của họ.
Nguyễn Khắc Hoan là một nhà báo xuất sắc, nhà giáo đầy tâm huyết, ông đã cho ra mắt quyển “Làm báo - Mực mài nước mắt”. Không chỉ nói lên niềm vui, nỗi khổ, sự vinh quang cũng như những trăn trở với nghề, mà bằng những trải nghiệm của mình, ông đã truyền lại cho những đồng nghiệp trẻ cái tâm của người cầm bút, bản lĩnh và thái độ ứng xử của báo chí trước yêu cầu đòi hỏi về thông tin, các định chế pháp luật. Không chỉ hữu ích cho những nhà báo, quyển sách còn giúp những người quản lý một tờ báo tìm thấy nhiều vấn đề có tính vĩ mô, như tầm nhìn, chiến lược, tổ chức, quản lý, phát triển tờ báo, cả việc in ấn, phát hành, quảng cáo…
Không đi sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ, 41 năm làm báo của nhà báo lão thành Hồ Hữu Tường mang đến cho độc giả những trải nghiệm thú vị về cuộc đời làm báo của ông qua nhiều thời kỳ, gắn với những giai đoạn lịch sử quan trọng ở miền Nam trước và sau năm 1975. Mỗi trang sách còn là những thước phim tài liệu sống động, chân thực nhưng cũng có nhiều tình huống hài hước về nghề viết lách, làm báo, làm chính trị của ông -người xem cách mạng là con đường tất yếu của cuộc đời mình và đã đi trọn con đường làm báo để cống hiến vì mục tiêu cao cả.
Hay tập tiểu luận “Nhanh, đúng, trúng, hay” của nhà báo Hải Đường, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, là những trang viết mang phong cách chính luận, nhưng chính là những bài học cần thiết để các nhà báo đi theo đúng “lề phải”, đúng định hướng của Đảng. Tác phẩm ngắn gọn, trọng tâm, giúp bạn đọc hiểu hơn về công việc không hề dễ dàng của nhà báo và luôn cần phải học tập, trau dồi, để ngày càng hoàn thiện bản thân, có đủ kiến thức, kinh nghiệm để thẩm định và phản ánh đúng, trúng, hay và đặc biệt phải nhanh nhạy để có thể mang những thông tin kịp thời đến bạn đọc, cạnh tranh thông tin.
Mới đây, nhà báo Xuân Quang, cây phóng sự kỳ cựu, xuất sắc của làng báo chí hiện đại ra mắt tập phóng sự “Địa chấn”, tập hợp 70 phóng sự trong suốt cuộc đời làm báo của ông, trải dài hơn 25 năm theo nghề. Đọc những phóng sự, người đọc sẽ hiểu thêm vì sao những nhà báo lại dấn thân đến vậy. Bởi không làm vậy, sẽ không có đủ chất liệu, không có những tác phẩm phản ánh hiện thực khiến người đọc cùng khóc, cùng cười, cùng gật gù với những số phận, cuộc đời… Hay nhà báo Đoàn Khắc Xuyên góp vào tác phẩm “Dừng lại người”, là những cảm nhận về thời cuộc của một nhà báo đầy kinh nghiệm trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, giai đoạn mà ông đánh giá rằng bên cạnh sự chuyển đổi, đổi mới kinh tế nhiều gập ghềnh, xã hội trải qua nhiều sang chấn chưa từng thấy về mặt đạo đức, văn hóa, nhân cách và sự đảo lộn thang giá trị, khiến đôi lúc con người bị mất phương hướng, không biết dựa vào chuẩn mực nào để sống tử tế!
Đến với mỗi tác phẩm của các nhà báo, người đọc dễ dàng bắt gặp bóng dáng của chính họ ẩn sau mỗi trang viết. Họ chính là người đi, trải nghiệm và viết, để mang đến người đọc hơi thở của hiện thực cuộc sống, để định hướng dư luận đến với giá trị chân chính, điều tốt đẹp và cả việc phơi bày những điều tồn tại, hạn chế, đưa những tiêu cực ra ánh sáng, để góp phần mang lại sự công bằng cho xã hội… Những quyển sách trên đã góp phần mang đến cho độc giả cái nhìn về một nghề đặc biệt, nghề của những người dấn thân và hy sinh rất nhiều để thành người ghi chép, phản ánh hiện thực cuộc sống, định hướng dư luận đến những điều tốt đẹp, công bằng. Có khi, họ chia sẻ bằng những sản phẩm với đa dạng thể loại như ghi chép, phóng sự, phản ánh; có khi họ muốn chia sẻ về công việc “bếp núc” của nhà báo; có khi họ muốn bằng kinh nghiệm mình đã trải qua, truyền lại những bí quyết giúp có một tác phẩm báo chí hay; bàn về cái tâm của người làm báo, để làm sao vẫn giữ lửa được, viết được những sản phẩm có giá trị với “bút sắc, lòng trong”…
THẢO HƯƠNG