【ket quả bóng đá đêm qua】Có nên kiểm soát việc bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại?

时间:2025-01-10 10:27:52 来源:Empire777

co nen kiem soat viec ban co phan cho nha dau tu ngoai

Với những ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ,được phép bán cho nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 30%. Ảnh Internet.

"Thoáng" tùy lĩnh vực

Theo quy định hiện nay, đối tượng mua cổ phần là nhà đầu tư nước ngoài gồm: "Các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các DN Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ"; và "nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của DN cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan".

Những quy định "thoáng" trên đây đã góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về công nghệ và tài chính cho DN cổ phần hóa. Các quy định đó phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại tiềm lực tài chính, tiềm lực công nghệ, tuy nhiên cũng cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, bởi trên thực tế, các DN cổ phần hóa có thể được xem là những DN đặc thù, thường là DN thuộc lĩnh vực ngành, nghề quan trọng, nắm trong tay nhiều tiềm lực kinh tế. Bởi nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi mà điều đáng sợ nhất là chủ quyền kinh tế cũng có thể bị mất nếu như bán cổ phần tại các DN cổ phần hóa một cách không có kiểm soát cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trong một cuộc hội thảo gần đây về cổ phần hóa DNNN, đại diện Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã đề nghị cần bổ sung quy định cụ thể nhằm kiểm soát việc bán cổ phần của DN cổ phần hóa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đại diện Công ty này, đối với một số lĩnh vực đặc thù, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, hoặc những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thì nên giới hạn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Còn đối với những lĩnh vực nhà nước sẽ thoái hết vốn, có thể mở "room" tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Vẫn ưu tiên cho nhà đầu tư chiến lược

Những lo ngại việc bán bớt phần vốn của DN cho nước ngoài sẽ ảnh hưởng tới cục diện chung của DN lâu nay đã được nhắc đến. Tuy nhiên cũng có luồng ý kiến cho rằng, đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay và là việc hết sức bình thường ở các nước.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59 đã quy định theo nhiều hướng mở, tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình cổ phần hóa, trong đó có những quy định ưu tiên cho các đối tác cổ đông chiến lược không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, nếu tìm được nhà đầu tư chiến lược vừa có nguồn lực, có kinh nghiệm thì Nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ. Theo quy định, được phép bán cho nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 30%, nhưng với những ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ, vẫn khuyến khích có thể bán hơn số đó bởi quan trọng là tìm được cổ đông chiến lược, có năng lực quản lý, quản trị tốt và có nguồn lực.

Trước ý kiến lo ngại việc nhà đầu tư ngoại mua cổ phần sẽ nắm giữ quyền chi phối tại các DNNN, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, không nên quá lo lắng vì lĩnh vực DN cần nắm giữ, nắm giữ bao nhiêu để đảm bảo quyền phủ quyết, đảm bảo an toàn trong điều hành hoạt động đều đã có tỷ lệ rõ ràng.

Tính đến thời điểm hết 31-7, đã sắp xếp 76 DN, trong đó cổ phần hóa 55 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Trong 432 DN phải cổ phần hóa đến năm 2015, đã có 348 DN thành lập Ban chỉ đạo, 247 DN đang xác định giá trị DN, 88 DN đã có quyết định công bố giá trị DN, 55 DN đã phê duyệt phương án cổ phần hóa (trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Tập đoàn (TĐ) Dệt may Việt Nam và 12 Tổng công ty (TCT) nhà nước).

Trong số 55 DN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, có 32 DN đã bán đấu giá cổ phần lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM, số còn lại bán đấu giá cổ phần trực tiếp tại DN hoặc tại công ty chứng khoán. Với kết quả khả quan nêu trên, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho rằng, năm 2015 sẽ cổ phần hóa được các DN theo mục tiêu đề ra.

(Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN)

推荐内容