【xem lich thi dau bong da】Doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu
Ngành dệt may đang đứng trước thách thức, đó là lượng hàng hóa tồn kho lớn. Ảnh: TL |
Nhu cầu thế giới giảm, doanh nghiệp gặp khó
Tổng cục Thống kê thông tin, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2023 ước đạt 27,54 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước và giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, sụt giảm xuất khẩu từ đầu năm đến nay là do kinh tế toàn cầu khó khăn, khiến tổng cầu giảm đã kéo lùi sản xuất và xuất khẩu của nước ta.
Là nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm, nên sự sụt giảm xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội nước ta, đặt ra yêu cầu là các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải khẩn trương tìm giải pháp, quyết liệt tháo gỡ.
Hiện nay, có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu khác nhau giữa các ngành hàng. Thống kê 4 tháng của năm 2023 cho thấy, dệt may, da giày, gỗ, thủy sản có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu sụt giảm nhiều nhất. Trong khi đó, cao su, gạo, rau quả, hạt điều... có thị trường xuất khẩu chính là châu Á ít chịu tác động hơn. Bộ Công thương ghi nhận, xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ đạt 24,6 tỷ USD, giảm 19,4%; thị trường châu Âu đạt 12,4 tỷ USD, giảm 9,7%; châu Phi giảm 11,2%; thị trường châu Á đạt 38,7 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước biến động của kinh tế thế giới, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các doanh nghiệp (DN) cần đa dạng hóa thị trường, tận dụng lợi thế từ các FTA. Để đối phó với nhu cầu đang giảm nhanh, các DN phải chuyển hướng không thể phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, cần phải đa dạng hóa thêm các thị trường mới.
Đại diện cộng đồng DN, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, ngành dệt may đang đứng trước thách thức, đó là lượng hàng hóa tồn kho lớn, sức mua giảm… Do đó, để đối phó với tình hình này, các DN dệt may đã phải chuyển hướng, không thể phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, cần phải đa dạng hóa thêm các thị trường mới.
“DN dệt may phải tìm ra những phân khúc thị trường riêng, đặc biệt là thị trường của các nước khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, Trung Đông. Yêu cầu đặt ra cho DN lúc này là đa dạng hóa thị trường” - ông Giang nêu thực tế.
Phát huy nội lực, khơi thông dòng chảy thương mại
Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), đứng trước khó khăn hiện nay, hàng loạt giải pháp khai phá điểm nghẽn đầu ra cho sản xuất và xuất khẩu đã được ngành Công thương tính đến như tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN tìm kiếm đơn hàng mới, mở rộng thị trường. Đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, bên cạnh tìm kiếm đơn hàng mới, DN cần phát huy nội lực đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.
Trong bối cảnh các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU có sự sụt giảm nhu cầu, theo các chuyên gia kinh tế, hàng hóa Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang châu Phi.
Theo Bộ Công thương, với sự ra đời của Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA), giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, trao đổi thương mại Việt Nam - châu Phi đã tăng hơn gấp đôi, từ mức mới chỉ đạt 2,52 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,5 tỷ USD năm 2022.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi đạt 2,6 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị 226,3 triệu USD. Nhìn chung, dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn vì Việt Nam mới chiếm 0,6% thị phần nhập khẩu 600 tỷ USD của châu Phi mỗi năm.
Đồng thuận với quan điểm phát huy nội lực hiện có, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong gợi ý, cùng với việc phát triển, khai thác thị trường mới, Nga là thị trường truyền thống, nằm trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, nên rất có lợi thế cho hàng Việt thâm nhập.
Để khơi thông dòng chảy thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, cùng với việc hỗ trợ DN tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, Bộ Công thương đang tăng cường đàm phán để ký kết các FTA mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo đó, FTA giữa Việt Nam và Israel đã kết thúc đàm phán và dự kiến ký kết trong năm 2023. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã được khởi động đàm phán; FTA với các nước khối MERCOSUR (bao gồm Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay) cũng đang được thúc đẩy. Các hoạt động xúc tiến thương mại đang được tăng tốc, tạo thuận lợi cho DN tiếp cận, hướng đến các thị trường mới, còn tiềm năng, như: Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latinh, Đông Âu…
Việt Nam trong Top 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021… |
-
Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk LắkXe điện VinFast thu hút khách hàng bằng chính sách hấp dẫn, hậu mãi đặc biệtPhát triển năng lượng điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050Liên Hợp Quốc cảnh báo về “Kỷ nguyên nung nóng toàn cầu”Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũngChính phủ quyết liệt gỡ ‘sợi dây vô hình’ trói tay, trói chân doanh nghiệpĐiều chỉnh và áp thuế bảo vệ môi trường xăng dầu mới từ 0 giờ ngày 1/1/2023Lạm phát năm 2022 dưới 4%Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển ĐôngVĩnh Hưng tập trung xuống giống dứt điểm vụ Đông Xuân 2022
下一篇:Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Nỗ lực của các địa phương Việt Nam trong việc tuân thủ quy định về thẻ vàng IUU
- ·G7 kêu gọi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đối với trí tuệ nhân tạo
- ·Cảnh báo nguy cơ khi sử dụng thẻ cào để thanh toán trong game online
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Đề xuất rút ngắn kỳ điều hành xăng dầu từ 10 ngày xuống 7 ngày
- ·Người bệnh hát trong lúc được robot AI mổ não
- ·Cơ quan báo chí không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị tăng giá dịch vụ kiểm định gần 30%
- ·Vinhomes cùng Vincom Retail và các đối tác chiến lược phát triển điểm đến Mega Grand World Hanoi
- ·Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Sử dụng nhiên liệu sinh học: Lợi ích ‘kép’ cho kinh tế, môi trường và sức khỏe
- ·Thuê bao đã được đăng ký bằng CMTND vẫn hoạt động bình thường trong trong tường hợp nào?
- ·Giá vàng thế giới nối tiếp đà tăng
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ lợi ích trước hàng rào phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
- ·Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- ·Tích cực, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·EC đề xuất hỗ trợ dành cho các công ty xuyên biên giới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Thi công giếng trời bằng tấm lợp poly lấy sáng: Nên hay không?
- ·Sửa đổi Luật Dược cần xem xét tình hợp lý của quy trình vận chuyển, bảo quản thuốc
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Thủ tướng: Năm 2024, sản phẩm công nghệ cao chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Hà Nội phát động cao điểm Hè sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- ·Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỷ niệm 20 năm thành lập, ra mắt chuyên trang tiếng Anh
- ·Thủ tướng: Năm 2024, sản phẩm công nghệ cao chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi
- ·Những mẫu ô tô dưới 700 triệu đồng đắt khách đầu năm, nhiều trang bị đáng chú ý
- ·Ô nhiễm nhựa toàn cầu đang gần đến mức không thể cứu vãn?
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·SeABank chính thức bổ nhiệm ông Lê Quốc Long giữ nhiệm vụ Tổng Giám đốc