【soi kèo yokohama】Khu kinh tế cửa khẩu sẽ là điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Cao Bằng
VHO- Ngày 16.9,ếcửakhẩusẽlàđiểmđộtphávềkinhtếcủatỉnhCaoBằsoi kèo yokohama UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức hội nghị Công bố đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 295/QĐ-TTg.
Bí thư huyện uỷ Trùng Khánh Nguyễn Anh Quế phát biểu chỉ đạo
Tham dự có Bí thư huyện uỷ Trùng Khánh Nguyễn Anh Quế, Chủ tịch HĐND huyện Bế Trọng Hàm, Chủ tịch UBND huyện Nông Văn Bộ, lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh và lãnh đạo các đơn vị, phòng, ban liên quan, các địa phương, đơn vị trực thuộc huyện Trùng Khánh.
Bí thư huyện ủy Nguyễn Anh Quế cho biết: “Hội nghị được tổ chức nhằm thông tin rộng rãi đến các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong vùng quy hoạch về mô hình, chức năng, định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040. Việc công bố, công khai quy hoạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi Quy hoạch được biết và thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy hoạch; chấp hành các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, hạn chế các hành vi vi phạm quy hoạch; quản lý và khai thác có hiệu quả diện tích đất xây dựng đã quy hoạch; tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch”.
Ông Nguyễn Anh Quế yêu cầu các cấp các ngành, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh quản lý tốt quy hoạch xây dựng, tránh tình trạng xây dựng trái phép trong phạm vi quy hoạch. Đồng thời, thực hiện tốt quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Các đại biểu dự hội nghị
Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch theo ranh giới thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã và 3 thị trấn biên giới, diện tích khoảng 30.130ha.
Với tính chất đây là một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam- Trung Quốc; là khu kinh tế cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời, là một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc; có khả năng gắn kết được với các địa phương khác để tạo thành tuyến dịch vụ thương mại- du lịch động lực của toàn vùng trung du miền núi phía Bắc; là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.
Dự báo, đến năm 2030, dân số khu vực này là 73.000- 78.000 người; dân số đô thị chiếm 35.000- 37.000 người. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng và các khu chức năng khoảng 3.800- 3.900ha.
Đến năm 2040, dân số khu vực này là 100.000- 104.000 người; dân số đô thị chiếm 50.000- 53.000 người. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng và các khu chức năng khoảng 6.300- 6.500ha.
Hội nghị được tổ chức nhằm thông tin rộng rãi đến các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân về quy hoạch
Trong định hướng phát triển không gian, ở khung cấu trúc không gian tổng thể, trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế- xã hội, các mối liên kết phát triển, điều kiện phát triển của các khu vực cửa khẩu, lối mở, các vùng cảnh quan, hệ thống đô thị và dân cư nông thôn, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phát triển theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới, được chia thành 4 phân vùng. Trong đó mỗi phân vùng có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những cực phát triển của phân vùng.
Vùng 2 (Vùng kinh tế cửa khẩu phía Bắc), bao gồm khu vực các thôn xã của huyện Trùng Khánh; diện tích quy hoạch khoảng 8.134 ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 30.000 - 32.000 người; trung tâm là Khu cửa khẩu- thị trấn Trà Lĩnh. Vùng 2 bao gồm 3 khu vực chính là Khu cửa khẩu Trà Lĩnh và lối mở Nà Đoỏng; Khu vực cửa khẩu Pò Peo; Khu vực Khu du lịch thác Bản Giốc (bao gồm toàn bộ ranh giới Khu du lịch thác Bản Giốc).
Theo định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống cửa khẩu, lối mở gồm: Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Trà Lĩnh (bao gồm cả lối thông quan hàng hóa Nà Đoỏng). Quy hoạch nâng cấp cửa khẩu Lý Vạn lên thành cửa khẩu quốc tế; Cửa khẩu chính: Sóc Giang. Quy hoạch nâng cấp cửa khẩu phụ Pò Peo lên cửa khẩu chính; Cửa khẩu phụ: Hạ Lang. Quy hoạch nâng cấp lối mở Nà Lạn (xã Đức Long, huyện Thạch An) lên thành cửa khẩu phụ.
Đối với các lối mở: Quy hoạch, đầu tư nâng cấp thành các lối thông quan thuộc các cửa khẩu khi đủ điều kiện: Lối mở Trúc Long, Nà Quân; lối mở Đình Phong (mở mới); lối mở biên giới Bản Giốc thực hiện theo các văn bản, Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); lối mở Bản Khoòng; lối mở Pò Tập, Cốc Sâu, duy trì lối mở Pác Ty và Kỷ Sộc hiện có.
Các khu chức năng du lịch được định hướng phát triển hệ thống dịch vụ du lịch của khu kinh tế trong mối liên hệ kết nối, hỗ trợ và chia sẻ với hệ thống dịch vụ du lịch của tỉnh mà trung tâm là thành phố Cao Bằng.
Các khu du lịch chính gồm: Khu du lịch gắn với di tích lịch sử Pác Bó và di tích Kim Đồng; Khu du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ngườm Lồm Nặm Khao; Quy hoạch khu phức hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao (sân gôn), vui chơi giải trí tại xã Đình Phong (huyện Trùng Khánh).
Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nông nghiệp tại các vùng nông nghiệp, làng bản thuộc xã Đức Long (Thạch An), xã Đình Phong (huyện Trùng Khánh), thị trấn Tà Lùng, xã Mỹ Hưng, xã Cách Linh (huyện Quảng Hòa). Phát triển du lịch tham quan mua sắm tại các cửa khẩu lối mở, trong đó trọng tâm là trung tâm du lịch mua sắm Phục Hòa, Trà Lĩnh.
Các khu vực phát triển dân cư, định hướng đến năm 2040 trong khu kinh tế có 4 đô thị: Phục Hòa, Trà Lĩnh, Sóc Giang và Bản Giốc. Trong đó, đô thị Bản Giốc được định hướng thành lập thị trấn Bản Giốc phát triển từ trung tâm xã Đàm Thủy gắn kết với Khu du lịch thác Bản Giốc và lối mở Bản Giốc - Đức Thiên.
Khu vực dân cư nông thôn được khuyến khích phát triển ở giáp biên giới nhằm tăng cường bảo vệ và giữ gìn lãnh thổ quốc gia. Quy hoạch các trung tâm, điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với khu trung tâm xã, trung tâm khu dân cư nông thôn tập trung. Bảo tồn các giá trị truyền thống tại các điểm dân cư làng bản. Khuyến khích phát triển kinh tế vườn kết hợp du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nông thôn nông nghiệp.
Ngoài ra còn có các khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho bãi trung chuyển hàng hóa; vùng nông - lâm nghiệp; hệ thống công trình hạ tầng xã hội...
Khu du lịch Thác Bản Giốc là một trong những khu du lịch chính trong quy hoạch
Đối với quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích vùng lập quy hoạch trực tiếp khoảng 30.130 ha. Giai đoạn đến 2030, tổng diện tích đất xây dựng khoảng 3.800 - 3.900ha; giai đoạn đến 2040, tổng diện tích đất xây dựng khoảng 6.300 - 6.500ha.
Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư, giai đoạn 2020 – 2030 là Phát triển hệ thống hạ tầng khung và các công trình đầu mối, làm động lực thúc đẩy phát triển Khu kinh tế. Tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực Trà Lĩnh, Tà Lùng, Sóc Giang và Lý Vạn phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu, và các dự án tại khu vực Bản Giốc phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
Giai đoạn 2030 - 2040: Phát triển đồng bộ, thực hiện cải tạo chỉnh trang các khu vực đô thị hiện hữu, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các quỹ đất hiện có, hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại IV đối với đô thị Phục Hòa và Trà Lĩnh, đô thị loại V đối với thị trấn Sóc Giang, thị trấn Đàm Thủy/Bản Giốc.
Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: Các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối của khu kinh tế, đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, xã hội của toàn Khu kinh tế (cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, đường vành đai biên giới - quốc lộ 4...); các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu cửa khẩu đã được xác định ưu tiên phát triển xây dựng trong giai đoạn đầu (các cửa khẩu Trà Lĩnh, Tà Lùng, Sóc Giang và Lý Vạn và khu vực thác Bản Giốc) và các dự án tái định cư tại các cửa khẩu, lối mở có dự án đầu tư; các dự án thực hiện mục tiêu nâng loại đô thị theo lộ trình quy hoạch của tỉnh (nâng loại đô thị Phục Hòa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV); các dự án thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng.
UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch; ban hành quy định quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 đã được duyệt; tổ chức rà soát và lập, điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch chung khu kinh tế được duyệt. Khi nghiên cứu triển khai các quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng phải hạn chế san gạt địa hình tự nhiên, đánh giá các tác động đến phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ rừng, môi trường; bảo đảm ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đáp ứng bảo vệ chủ quyền biên giới, đảm bảo tăng cường quốc phòng an ninh; đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ, hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng đất trồng rừng, đất rừng sang mục đích khác, sử dụng đất đảm bảo đúng quy hoạch và hiệu quả; bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật quy hoạch đô thị và các pháp luật có liên quan…
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phê duyệt sẽ đáp ứng những yêu cầu về quản lý xây dựng, khai thác quỹ đất, tạo được sự đồng bộ, thống nhất về không gian phát triển, đảm bảo các định hướng lâu dài và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt là việc kết nối 2 tuyến cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng)- Đồng Đăng (Lạng Sơn) và cao tốc Bắc Kạn- Cao Bằng với tỉnh Cao Bằng nói chung và Khu kinh tế nói riêng trong tương lai.
Phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ đột phá, chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Trùng Khánh nói riêng.
LƯƠNG VĂN LA