【soi kèo tokyo verdy】Gần một nửa thế giới đang sống với thu nhập dưới 5,5 USD/ngày
WB vẫn tiếp tục cam kết đạt mục tiêu vào năm 2030 sẽ xóa nghèo cùng cực,ầnmộtnửathếgiớiđangsốngvớithunhậpdướiUSDngàsoi kèo tokyo verdy tức là không còn người có thu nhập bình quân dưới 1,9 USD/ngày. Tỷ lệ nghèo cùng cực trên toàn thế giới giảm xuống còn 10% (báo cáo tính đến năm 2015), nhưng tốc độ giảm nghèo cùng cực đang bắt đầu chậm lại, theo như cảnh báo của WB ngày 19/9/2018.
Theo WB, mặc dù tăng trưởng kinh tế cũng có nghĩa là có nhiều người nghèo sinh sống ở các quốc gia thịnh vượng hơn, nhưng vẫn cần xem xét thêm các phương diện khác của đói nghèo và cần hiểu sâu rộng về nghèo đói để có thể đấu tranh chống lại nó.
Theo báo cáo, thu nhập dưới 3,2 USD/ngày là ngưỡng nghèo cùng cực của các nước thu nhập trung bình thấp, trong khi đó ngưỡng này ở các nước thu nhập trung bình cao là 5,5 USD/ngày.
Mặc dù tỷ lệ nghèo cùng cực đã giảm đáng kể từ 36% vào năm 1990, nhưng dựa theo đánh giá về bản chất của đói nghèo trong báo cáo này thách thức đối với việc xóa bỏ nghèo đói còn rất lớn. Có đến gần một nửa dân số thế giới, tức là 3,4 tỷ người, vẫn đang vật lộn hàng ngày để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Trong đó, châu Phi cận Sahara là khu vực có tỷ lệ nghèo cùng cực lớn nhất. Trong đó tỷ lệ tăng lớn nhất là tỷ lệ dân số có thu nhập từ trên 1,9 USD đến dưới 3,2 USD/ngày. Những người nghèo ở đây phải sống trong nhiều điều kiện thiếu thốn như thiếu lương thực, điều kiện giáo dục và các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản.
Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực đạt thành tích tốt nhất về thúc đẩy thịnh vượng chung. Nhóm 40% thu nhập thấp nhất của khu vực này tăng thu nhập trung bình 4,7%/năm. Đông Á là khu vực giảm nhiều nhất về số người nghèo cùng cực và tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân dưới 3,2 và 5,5 USD/ngày. Mặc dù tỷ lệ nghèo cùng cực còn rất thấp nhưng tỷ lệ dân số thiếu điều kiện vệ sinh của khu vực này lại khá cao….
"Mục tiêu của chúng tôi là xóa bỏ nghèo cùng cực vào năm 2030 và thúc đẩy thịnh vượng chung. Đây là các mục tiêu chúng tôi vẫn tiếp tục cam kết thực hiện", Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết.
Ông Jim Yong Kim cũng nhấm mạnh, cần nhìn rộng ra về đói nghèo ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau trên toàn thế giới. Cái nhìn toàn cảnh này cho thấy nghèo đói ngày càng lan rộng và bám rễ sâu hơn. Bởi vậy việc đầu tư vào con người càng trở nên quan trọng./.
Mai Lâm