【kết quả bóng đá thụy điển】Cải cách chính sách thuế giai đoạn 2016
Đây không những là mục tiêu mà còn là động lực thu hút đầu tư,ảicáchchínhsáchthuếgiaiđoạkết quả bóng đá thụy điển đảm bảo nguồn lực cho phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu và rộng.
Xây dựng chính sách thuế đồng bộ
Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó có giải pháp phấn đấu tăng thu, tổ chức tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), tiếp tục cơ cấu lại nguồn thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa.
Chỉ tiêu về kinh tế được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2016 - 2020) đạt 6,5 đến 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; bội chi NSNN còn khoảng 4% GDP.
Trước bối cảnh như vậy, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho ngành Tài chính là CCTTHC một cách mạnh mẽ, quyết liệt, trong đó có cải cách chính sách thuế, hải quan.
Nhận định về chiến lược cải cách chính sách thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính thảo luận và xây dựng 8 nội dung cải cách, sửa đổi một số chính sách thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, các khoản thu từ đất và phí, lệ phí).
“Bộ Tài chính đã hoàn thiện, trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 2 nội dung của chiến lược cải cách chính sách thuế (Luật Thuế Xuất nhập khẩu, Luật Phí và lệ phí) có hiệu lực trong năm 2016, đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn luật, như vậy còn 6 nội dung cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.” Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Đại diện Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính, Phó Vụ trưởng Đinh Nam Thắng cho biết, mục tiêu hướng tới trong cải cách chính sách thuế của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là: “Xây dựng chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả; mức động viên hợp lý. Cụ thể bằng những mục tiêu như: Xây dựng và thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí hợp lý; Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, góp phần chủ động tham gia hội nhập, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế; minh bạch, dễ thực hiện và bao quát các nguồn thu mới phát sinh, cơ cấu lại theo hướng tăng thu nội địa, phấn đấu đến năm 2020 đạt 80% tổng thu NSNN; tỷ lệ huy động thu NSNN và động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh”.
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế
Tại một cuộc hội thảo về CCTTHC thuế do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã khẳng định, CCTTHC thuế, hải quan là một yêu cầu trọng tâm trong CCHC của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra là quy trình TTHC thuế đơn giản, khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế, nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Bộ Tài chính đã khẳng định được vai trò quan trọng về CCTTHC bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng văn bản cơ sở pháp luật của Việt Nam, trong hai năm (năm 2014, năm 2015), Bộ đã trình Chính phủ, trình Quốc hội 1 luật sửa 5 luật, 1 nghị định sửa 5 nghị định, để tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho CCTTHC thuế. Về phía ngành Thuế cũng đã thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và bắt đầu triển khai thủ tục kê khai hoàn thuế, thí điểm hoàn thuế điện tử.
“Điểm quan trọng trong cải cách hành chính thuế là cải cách gắn liền với đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Trong tháng 10 hoặc quý I/2017, Bộ Tài chính sẽ thông qua chiến lược một cách tổng thể những lĩnh vực quan trọng về CCTTHC thuế và cải cách thuế trong cả giai đoạn 2016 - 2020”. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Cụ thể, Bộ Tài chính rất quan tâm đến xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, cùng với hệ thống pháp luật để thực hiện quản lý rủi ro một cách thực chất, hiệu quả không chỉ với công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay mà bao gồm các quy trình, nghiệp vụ thuế khác có liên quan.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, mục tiêu tổng quát của cải cách thuế đó là hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử. Ngành Thuế phấn đấu đưa Việt Nam là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020./.
“Ngành Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các phương pháp dự báo thu hiện đại, tiên tiến trên cơ sở tăng cường hợp tác, phối hợp với cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế. Ngành Thuế cũng sẽ chú trọng hơn đến việc triển khai thực hiện chương trình chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), xây dựng và theo dõi kế hoạch áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí |
Đức Minh