会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang bong da c2】Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết!

【bang xep hang bong da c2】Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết

时间:2025-01-26 02:15:53 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:106次

Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng trên địa bàn tỉnh,ảnhgicvớibệnhsốtxuấthuyếbang xep hang bong da c2 trong đó, các cas bệnh nặng cũng nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cảnh báo dịch bệnh này sẽ diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới nếu không có giải pháp chủ động phòng, chống.

Kiểm tra dụng cụ chứa nước tại nhà chị Tuyến.

Nhiều cas bệnh nặng

Nhiều gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết, nhưng do lầm tưởng là cảm sốt thông thường nên mua thuốc ở quầy thuốc tây hoặc đi khám tại bác sĩ tư. Khi điều trị vài ngày không khỏi bệnh mới đến bệnh viện để khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chị Đỗ Thị Bạch Tuyên, ở ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết: “Con tôi mới đầu đi học về bị sốt, ói, ăn không được. Gia đình cứ tưởng cháu bị bệnh như những lần trước, nên mua thuốc cho cháu uống. Nhưng có thuốc thì hết sốt rồi sau đó cháu bị nóng lại. Mấy ngày uống thuốc không khỏi, đến ngày thứ tư bệnh đã trở nặng, cháu sốt cao, lừ đừ, không ăn uống được, gia đình đưa cháu nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thì được biết cháu bị bệnh sốt xuất huyết độ III. Cháu được đưa vào phòng cấp cứu để chăm sóc, gia đình thật sự lo lắng”.

Còn gia đình của chị Thái Thị Kim Tuyến, ở ấp Khánh Hòa, xã Phú An, huyện Châu Thành, thì cả mẹ và con đều nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết. Con gái chị là em Hồ Thị Ngọc Hân, bệnh sốt xuất huyết đã chuyển độ III khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Chị Tuyến kể: “Mới đầu cứ tưởng là bị cảm sốt thông thường nên mua thuốc về uống và không nghĩ cả hai mẹ con bị bệnh sốt xuất huyết. Đi khám bệnh và mua thuốc ở cơ sở y tế tư nhân, điều trị mấy ngày không khỏi mới vào viện, rồi con nằm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, còn tôi nằm điều trị tại Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ. Trước giờ, nghe nói bệnh sốt xuất huyết nhưng nhà chưa có người bị bệnh nên không biết. May mà đi bệnh viện kịp thời, nếu không đã nguy hiểm đến tính mạng”.

Bệnh sốt xuất huyết ở huyện Châu Thành đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái với 11 cas bệnh, trong đó, có 3 cas bệnh nặng (độ III). Anh Trương Hữu Trí, cán bộ phòng, chống dịch chủ động, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, nhận định: “Qua nắm tình hình thì các cas bệnh nặng ở địa bàn huyện chủ yếu do bệnh nhân đi điều trị tư hoặc tự mua thuốc nên phát hiện bệnh muộn. Tiến triển bệnh sốt xuất huyết rất nhanh, người nhà tưởng cảm sốt bình thường nên chỉ cho uống thuốc hạ sốt, người nhà ỉ i, đến ngày thứ tư bệnh nặng hơn mới đưa vào bệnh viện. Họ thiếu kiến thức nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết. Qua xử lý ổ dịch, các dụng cụ chứa nước của gia đình bệnh nhân không có lăng quăng, nhưng một số hộ xung quanh thì có. Trường hợp của nhà chị Tuyến, kế bên có hộ dân trữ nước rất nhiều, đến 28 lu nước, đã có 8 lu có lăng quăng. Còn cạnh nhà chị Tuyến, mẹ của chị cũng có trữ nước và các lu nước cũng có lăng quăng”. Qua tiếp xúc với các gia đình bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy mãi đến khi có bệnh sốt xuất huyết thì gia đình bệnh nhân mới quan tâm thực hiện các giải pháp phòng bệnh. Bà nội bé Võ Quốc Duy đã đậy kín các dụng cụ chứa nước trong nhà. Còn chị Tuyến chuyển sang sử dụng nước lọc, hạn chế trữ nước mưa để không còn nơi muỗi sinh sản.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh

Theo ông Đỗ Văn Hiền, Trưởng ấp Khánh Hòa, xã Phú An, thì việc phòng bệnh sốt xuất huyết không phải là chuyện của một gia đình, mà là chuyện của cộng đồng. Vì nếu nhà này chủ động, quan tâm phòng bệnh mà nhà bên cạnh không quan tâm thì nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra như trường hợp của chị Tuyến. Ông và các thành viên khác trong ấp đã tích cực tuyên truyền, vận động để hộ gia đình cạnh bên nhà chị Tuyến thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, mang cá đến thả ở tất cả các dụng cụ chứa nước của gia đình này. Tuy nhiên, việc cần thiết là bản thân các gia đình phải quan tâm duy trì thực hành phòng bệnh mới có thể hạn chế thấp nhất số cas bệnh sốt xuất huyết xảy ra trong ấp.

Hiện nay, huyện Châu Thành đã triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch chủ động xuống tất cả các xã, thị trấn. Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cho biết: “Các xã, thị trấn sẽ chủ động đi tuyên truyền, vận động cộng đồng diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh. Thường thì qua chiến dịch, chỉ số Breteau giảm đáng kể. Dự báo năm nay, bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng do là năm chu kỳ của bệnh”. Thông thường chu kỳ là 5 năm. Được biết, năm 2012 huyện Châu Thành có 186 cas bệnh và năm 2011 cũng trên 160 cas.

Đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 47 cas bệnh sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015. Trong số này, đã có 10 cas sốt xuất huyết độ III. Bệnh xảy ra và tăng ở tất cả các huyện, thị, thành, nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành. Cas bệnh nặng cũng tập trung ở 2 huyện này. Địa bàn thị xã Ngã Bảy thời điểm này năm 2015 không có cas bệnh, nhưng hiện nay đã ghi nhận 4 cas. Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nguyễn Văn Lành cho biết: “Chúng tôi đã có kế hoạch phun hóa chất diện rộng dập dịch sốt xuất huyết tại các huyện có tình hình bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng, chỉ đạo giám sát cas bệnh kịp thời nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát”. Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng, các gia đình nên quan tâm thực hiện giải pháp phòng bệnh và đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất nếu có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, tránh để bệnh tiến triển nặng sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

TS.BSCKII Nguyễn Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra, bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các nơi có bóng tối và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.

Đối với trẻ nhỏ, khi mắc bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38-390C, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ. Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu, có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải. Ở người lớn, cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Bệnh đã chuyển nặng khi có các dấu hiệu, như: lừ đừ, mệt mỏi, nôn ói đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to. Một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện: chân tay lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Khi có dấu hiệu cảnh báo nặng, tất cả những trường hợp trên phải nhập viện cấp cứu ngay.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
  • Nữ diễn viên nhận 2 cái tát từ Thanh Hương: 'Tôi bất ngờ và choáng váng'
  • Quế Anh trượt top 20 Miss Grand International 2024
  • Phương Thanh lên tiếng trước tin đồn mâu thuẫn với Mỹ Linh
  • Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
  • Diễn viên Tuấn Mõ
  • Bí quyết giúp nàng công sở vừa ăn sáng vừa giảm cân
  • Sao Hàn 31/10: G
推荐内容
  • Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
  • Hoàng Thùy Linh lộ diện sau thời gian ở ẩn và vướng tin đồn sinh con
  • NSND Quang Vinh, NSND Mai Hoa làm giám khảo cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024
  • Kỳ Duyên khẳng định trình độ tiếng Anh 'đủ để giao tiếp, kết nối bốn phương'
  • Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
  • Phong cách trang điểm trà sữa là gì?