Empire777

Singapore, một trong các nước thành viên nổi bật của ASEAN đang ngày càng phát triển. Ảnh minh họa: kết quả bóng đá nữ bồ đào nha

【kết quả bóng đá nữ bồ đào nha】ASEAN và nửa thế kỷ khẳng định mình trong nền kinh tế toàn cầu

Singapore, một trong các nước thành viên nổi bật của ASEAN đang ngày càng phát triển. Ảnh minh họa: bambooairways 

Đến tháng 8/2024, Indonesia và Thái Lan đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hai tháng sau, các thành viên khác của ASEAN là Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã trở thành các quốc gia đối tác của BRICS. Những động thái này đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự phát triển kinh tế của ASEAN, vai trò hiện tại của khối trong nền kinh tế toàn cầu và quỹ đạo tương lai của khối.

Kể từ khi thành lập vào năm 1967, sự chuyển đổi của ASEAN đến nay là rất đáng chú ý. Từ một nền kinh tế kết hợp có giá trị khiêm tốn chỉ 24 tỷ USD, ASEAN đã nổi lên là khối kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2024, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính là 4,13 nghìn tỷ USD, chỉ sau Mỹ (28 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (18,5 nghìn tỷ USD) và Đức (4,5 nghìn tỷ USD). 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, ASEAN đã có cách thức tự khẳng định mình là đối tác không thể thiếu đối với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đến năm 2023, khối chiếm 8% thương mại toàn cầu, 5% sản xuất giá trị gia tăng toàn cầu và thu hút 17% đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới.

Về kết quả, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại chính của Trung Quốc, đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản, đối tác lớn thứ ba của Hàn Quốc và đối tác lớn thứ tư của Mỹ. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi chuyển đổi về cơ cấu trong các ngành công nghiệp, công nghệ và nguồn nhân lực, cùng với cơ sở hạ tầng và thể chế được cải thiện giúp giảm chi phí giao dịch.

Chính phủ ở các nền kinh tế này đã chuyển đổi thành công các lợi thế “tiềm ẩn” thành thế mạnh, ngoài ra cũng tận dụng tốt lợi thế khi là “những người đến sau” trong công cuộc công nghiệp hóa và thúc đẩy công nghệ.

Tuy nhiên, ASEAN vẫn phải đối mặt với hai thách thức đáng kể về mặt cấu trúc. Đầu tiên, mặc dù tiêu dùng trong nước thúc đẩy 55% nền kinh tế ASEAN và tỷ lệ thương mại trên GDP của khu vực tăng từ 61% vào năm 2000 lên 87% vào năm 2023, song khối khu vực vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai, ASEAN đang vật lộn với tình trạng thiếu hụt doanh nghiệp quy mô vừa. Trong số khoảng 70 triệu doanh nghiệp trong khu vực, từ 97,2% - 99,9% là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, một mô hình hầu như không thay đổi kể từ năm 2010. Mặc dù các doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào tỷ lệ việc làm (85%), GDP (44,8%) và xuất khẩu (18%), nhưng tình trạng khan hiếm các doanh nghiệp vừa lại đang cản trở sự đổi mới, hạn chế năng suất và tạo thách thức về việc làm cho tầng lớp trung lưu.

Để duy trì tăng trưởng bền vững, ASEAN phải tăng cường năng lực thương mại và đầu tư cũng như giải quyết thách thức về mặt cấu trúc này. Khu vực cần đa dạng hóa ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên và ưu tiên các ngành tăng trưởng cao, đặc biệt là chất bán dẫn và nền kinh tế kỹ thuật số, nơi cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn. Ngoài ra, ASEAN phải tạo ra một môi trường kinh doanh hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển thành các doanh nghiệp vừa và lớn. Sự chuyển đổi này rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển một tầng lớp doanh nghiệp trung lưu mạnh mẽ.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap