【bảng xếp hạng bóng đá quốc gia thổ nhĩ kỳ】Giảm bất bình đẳng: Việt Nam thể hiện ưu thế trong các chính sách thuế
Xu hướng tụt hạng toàn cầu
Chỉ số Cam kết giảm bất bình đẳng toàn cầu lần thứ 5- (CRII-5) năm 2024 tiếp tục đánh giá cam kết của 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trong các nỗ lực giảm bất bình đẳng. CRII-5 năm 2024 chấm điểm các nhóm chính sách của 164 chính phủ hướng đến giảm bất bình đẳng thông qua ba nhóm chính sách: dịch vụ công,ảmbấtbìnhđẳngViệtNamthểhiệnưuthếtrongcácchínhsáchthuếbảng xếp hạng bóng đá quốc gia thổ nhĩ kỳ thuế và lao động.
Các quốc gia có chỉ số xếp hạng CRI thấp nhất vẫn chủ yếu ở khu vực châu Phi cận Sahara . Ảnh minh họa: Reuter |
Báo cáo năm nay cho thấy xu hướng thụt lùi trong đa số các quốc gia được xếp hạng khi so sánh với năm 2022.
Theo đó, cứ 4 trong 5 quốc gia đã cắt giảm tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục, y tế hoặc bảo trợ xã hội; cứ 4 trong 5 quốc gia đã có những bước đi thụt lùi về các chính sách thuế; và cứ 9 trong 10 quốc gia đã có những bước đi thụt lùi trong bảo vệ quyền lao động và mức lương tối thiểu. Cứ 9 trong 10 quốc gia đã chứng kiến sự thụt lùi trong một hoặc nhiều mảng chính sách, đồng nghĩa với việc nếu không có các hành động kịp thời để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này, thì bất bình đẳng chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng ở 90% các quốc gia.
Báo cáo cho thấy, 94% các quốc gia (94 trong số 100 quốc gia) đang nhận khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm các khoản đầu tư quan trọng vào giáo dục công, y tế và an sinh xã hội trong 2 năm qua.
Con số này thậm chí còn cao hơn đối với các quốc gia thuộc Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), là những quốc gia nghèo nhất thế giới, khi có tới 95% các quốc gia (40 trong số 42 quốc gia này) đã thực hiện các biện pháp cắt giảm trên.
So với báo cáo CRII-4 năm 2022, các quốc gia khối OECD có thu nhập cao như Na Uy, Canada và Australia dẫn đầu bảng xếp hạng nhờ chi tiêu công xã hội mạnh mẽ và thực thi các chính sách lao động tiến bộ. Ngược lại, các quốc gia có thu nhập thấp, chủ yếu ở khu vực châu Phi cận Sahara, phải đối mặt với chi tiêu xã hội thấp và các chính sách thuế lũy thoái. Xét trên phạm vi toàn cầu, khoảng cách phát triển giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển đã bị nới rộng đáng kể, cộng thêm với giá lương thực tăng và nạn đói.
“Các chính phủ trên thế giới đang giảm các nỗ lực chống bất bình đẳng, khiến mức độ cực đoan của bất bình đẳng trầm trọng thêm và gây suy yếu tăng trưởng. Với việc Ngân hàng Thế giới áp dụng mục tiêu mới về chống bất bình đẳng, Ngân hàng Thế giới và IMF có cơ hội mới để ủng hộ các chính sách giảm bất bình đẳng - mang lại dịch vụ công miễn phí, hệ thống thuế công bằng hơn và quyền của người lao động được đảm bảo”- ông Matthew Martin, Giám đốc Điều hành của DFI nhấn mạnh. |
Trong khi đó, các nỗ lực giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đáng lo ngại hơn so với tiêu chuẩn toàn cầu. Trong số 32 quốc gia thuộc khu vực này, chỉ có 5 quốc gia tăng hạng trong bảng xếp hạng toàn cầu và 2 quốc gia giữ nguyên vị trí. Có tới 25 quốc gia đã chứng kiến sự tụt hạng trong xếp hạng chung toàn cầu.
Trong bảng xếp hạng khu vực, một số quốc gia Đông Á, đặc biệt là những quốc gia thuộc nhóm OECD, có các kết quả khả quan hơn, có thể là do sự học hỏi từ các thực hành tốt và khung thể chế vững mạnh. Ngược lại, phần lớn các quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương và Nam Á phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Việt Nam xếp hạng 38 toàn cầu về chính sách thuế
Trong tổng số 164 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, Việt Nam xếp vị trí thứ 94 trong xếp hạng toàn cầu của báo cáo CRII-5 năm 2024, so với vị trí 92 trong CRII-4 năm 2022 với 161 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một số quốc gia xếp hạng cao trong CRII-5 ở Đông Á và Thái Bình Dương. Nguồn: Oxfam và DFI |
Việt Nam thể hiện ưu thế trong các chính sách thuế, với xếp hạng 38 toàn cầu trong báo cáo CRII-5. So với báo cáo CRII-4 năm 2022, và khi so sánh tương quan với các nước có thu nhập trung bình thấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, cam kết của Việt Nam trong việc giảm bất bình đẳng là một thành tích đáng ghi nhận.
Những kết quả đặc biệt đáng chú ý bao gồm các tiến bộ trong xây dựng và triển khai một số chính sách, đặc biệt là chi tiêu ngân sách cho giáo dục, chính sách giảm thuế VAT và hiệu quả cao của chính sách thuế. Tuy nhiên, xếp hạng của Việt Nam trong mảng lao động đã giảm từ vị trí thứ 104 trong CRII-4 (2022) xuống vị trí thứ 120 trong CRII-5 (2024).
Trong phân nhóm gồm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (LMIC) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương và các nước ASEAN, Việt Nam đạt kết quả tốt trên bảng xếp hạng CRII-5. So với các quốc gia LMIC khác trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Việt Nam nổi bật với vị trí thứ 3 trong số 17 quốc gia trong nhóm này trên bảng xếp hạng CRII-5.
Ngoài ra, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã cho thấy các thay đổi tích cực, từ vị trí thứ 4 trong CRII-4 (2022) lên vị trí thứ 3 trong CRII-5 (2024), vượt qua Singapore. Hiện tại, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia và Thái Lan trong số các quốc gia ASEAN.
Trong số 5 quốc gia LMIC được đánh giá trong khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Philippines, Timor-Leste và Lào, Việt Nam có điểm số CRII-5 (2024) cao nhất. Điều này cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm bất bình đẳng so với các quốc gia khác trong khối ASEAN.
Theo các chuyên gia, cách tiếp cận cân bằng của Việt Nam đối với nhóm các dịch vụ công và nhóm chính sách thuế tiến bộ đã góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam. Tuy vậy, sự tụt hạng trong trụ cột lao động cho thấy Việt Nam cần thêm các nỗ lực để nâng cao tính tiến bộ của các chính sách lao động.
Báo cáo CRII-5 cho thấy, việc áp mức thuế cao hơn đối với thu nhập và tài sản của nhóm siêu giàu có thể huy động hàng nghìn tỷ USD để lấp đầy khoảng trống tài chính cho dịch vụ công ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 vào tháng 7/2024, lần đầu tiên trong lịch sử, các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý hợp tác để đánh thuế những người siêu giàu. |
相关文章
BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that2025-01-24Hải quan Đắk Lắk dẫn đầu về cải cách hành chính trong tỉnh
Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Lê Văn Nhuận phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: HQ Đắk Lắk Dẫn đầu to2025-01-24Hàng thủ công mỹ nghệ: Mất dần lợi thế
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đánh mất lợi thế vì còn yếu trong khâu tạo mẫu sản phẩm.2025-01-24Hải quan Hà Nội phát hiện, xử lý 750 vụ vi phạm
Lực lượng hải quan khám xét, kiểm kê lô hàng lá thảo mộc chứa chất ma túy. Ảnh: Hải AnhChỉ tính từ t2025-01-24Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
Du khách vui chơi tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm trong Tết Dương lịch 2025. Ảnh tư liệuNăm nay th2025-01-24Kết quả bóng đá La Liga 2024/25 mới nhất
Kết quả bóng đá La Liga 2024-25 mới nhấtVòng 116/08/2024 00:00:00Getafe 16/08/2024 02:30:00Girona 172025-01-24
最新评论