Giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt,ấpthuậnđềxuấtngừngbắnGiaotranhởDảiGazavẫndiễkết quả vô địch nhật bản nạn đói gia tăng khi hàng viện trợ không đến được với người dân ở Gaza khiến Liên Hiệp Quốc lên tiếng phản đối. Người Palestine ở Rafah, Gaza xếp hàng nhận thực phẩm do các tổ chức viện trợ phân phát vào ngày 15-3-2024. Ảnh: AFP Ngày 6-5, ông Ismail Haniyeh, Lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas, thông báo với các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập rằng, lực lượng này đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn ở Gaza sau gần 7 tháng xung đột với Israel. Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định sẽ đảm bảo việc mở cửa khẩu Kerem Shalom giữa Israel và Dải Gaza để đưa hàng viện trợ nhân đạo vào vùng đất này. Như vậy, về mặt lý thuyết, giao tranh sẽ tạm ngưng tiếng súng, người dân ở Gaza sẽ được cứu trợ và sống yên ổn trong khoảng thời gian ngừng bắn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn đối lập không như mong đợi. Cùng thời gian này, Israel đã cho sơ tán 100.000 dân thường ở Rafah, đồng thời mở cuộc không kích lớn vào thành phố Rafah phía Nam Gaza. Israel cho rằng Rafah là khu vực ẩn náu của hàng ngàn thành viên Hamas và có thể có hàng chục con tin đang bị giam giữ tại đây nên quyết tâm tiêu diệt. Động thái trên khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về một cuộc tấn công toàn diện ở Rafah. Nếu cuộc tấn công nổ ra trên diện rộng thì nơi đây sẽ tàn khốc và đẫm máu hơn so với những tháng qua. Quan chức Hamas Izzat al-Rashiq, cho biết bất kỳ hoạt động quân sự nào của Israel ở Rafah sẽ khiến các cuộc đàm phán ngừng bắn rơi vào bế tắc. Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã cảnh báo một cuộc tấn công quy mô lớn của Israel vào Rafah có thể phá hỏng các nỗ lực đàm phán nhằm tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo tại khu vực. Vấn đề đáng quan ngại hiện nay của các tổ chức nhân đạo thế giới là hàng cứu trợ không đến được với người dân tại Dải Gaza. Philippe Lazzarini, người đứng đầu Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) tố cáo, Israel cản trở nguồn viện trợ cho Dải Gaza khi khu vực đứng trước nguy cơ “nạn đói toàn diện”. “Chỉ trong 2 tuần qua, chúng tôi ghi nhận 10 vụ nổ súng vào đoàn xe viện trợ, bắt nhân viên LHQ, lột trần và đe dọa họ bằng vũ khí. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được báo cáo về tình trạng chậm trễ kéo dài tại các trạm kiểm soát, buộc đoàn xe viện trợ phải tìm cách di chuyển chui hoặc phải hủy hành trình”, Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cho biết thêm. Lazzarini cũng kêu gọi Hamas và các nhóm vũ trang khác dừng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào tuyến đường nhân đạo, hạn chế nguy cơ phải chuyển hướng viện trợ và đảm bảo hỗ trợ đến được tất cả người cần giúp đỡ ở Dải Gaza. Phản ứng lại cáo buộc trên, Cơ quan phụ trách điều phối việc chuyển hàng viện trợ vào Gaza, thuộc Bộ Quốc phòng Israel, khẳng định Tel Aviv đang tiếp tục tăng cường nỗ lực viện trợ cho khu vực. Tuy nhiên, thực tế thì hàng cứu trợ đến được với người dân Gaza rất hạn chế. Xung đột ở Dải Gaza bùng phát hồi tháng 10-2023, sau khi Hamas tấn công miền Nam Israel khiến hơn 1.100 người chết và bắt cóc 250 người. Israel lập tức mở chiến dịch đáp trả vào Dải Gaza. Nhiều tháng giao tranh đã khiến hơn 34.000 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em ở Dải Gaza thiệt mạng. Từ thực tế trên cho thấy, xung đột ở Dải Gaza vẫn chưa đến hồi kết và cuộc sống của người dân nơi đây sẽ càng khó khăn hơn. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo miền Bắc Gaza đang trải qua “nạn đói toàn diện” và nhanh chóng lan rộng khắp dải đất này sau gần 7 tháng xung đột. Về lâu dài, có thể mất tới 80 năm để xây dựng lại hạ tầng bị đánh bom ở Gaza. Sự phát triển của con người ở Gaza sẽ bị lùi lại 44 năm. Gaza thiệt hại 33 tỉ USD do chiến tranh. |
HN tổng hợp |