当前位置:当前位置:首页 > Thể thao > 【kq america】Ân tình Bà Rá 正文

【kq america】Ân tình Bà Rá

[Thể thao] 时间:2025-01-26 00:24:41 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:99次

Ông Bùi Quang Ánh và các trẻ mồ côi,n tkq america người già bệnh tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Mái ấm Bà Rá (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021)

Chia sẻ, bù đắp yêu thương

Mái ấm Bà Rá thành lập từ năm 2017, nằm bên trục đường ĐT759. Qua 4 năm hoạt động, mái ấm đón nhận, cưu mang hơn 50 hoàn cảnh là người già neo đơn, bệnh nhân hiểm nghèo, trẻ mồ côi. Họ đến từ các địa phương trong cả nước như Bình Phước, Sóc Trăng, Hậu Giang, Quảng Nam, trong đó có cả người từ Campuchia di cư về.

Ông Đàm Ngọc Chĩnh (75 tuổi, quê ở Phú Yên) bị tai biến, nằm liệt một chỗ, vợ con, anh em họ hàng đều xa lánh, bỏ rơi không ai chăm sóc. May mắn ông được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Yên gửi về Mái ấm Bà Rá để nuôi dưỡng và chữa bệnh. Đến nay, sức khỏe ông đã hồi phục, có thể đi lại và chia sẻ công việc hằng ngày chăm sóc những người bệnh khác trong mái ấm. Ông Chĩnh nghẹn ngào: “Tôi sống trong mái ấm đã 3 mùa hoa điều nở. Nhờ sự cưu mang, chăm sóc tận tình mà tôi đã vượt qua bệnh tật. Ông Ánh đã cứu tôi một mạng, động viên, cổ vũ tinh thần để tôi tìm lại được niềm tin cuộc sống, tôi thật sự biết ơn ông ấy”.

Trước đây, tôi sống lang thang, nay gầm cầu, mai xó chợ ở TP. Hồ Chí Minh, lượm ve chai kiếm sống, không người thân thích nên mỗi khi đau ốm, bệnh tật là gặp muôn vàn khó khăn. Ông Ánh đã nhận tôi về đây chăm sóc nuôi dưỡng, cư xử, đối đãi rất tốt. Mọi việc từ ăn uống cho đến chạy chữa khi bệnh đau đều do ông lo liệu. Tôi coi ông như người thân của mình.

Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT DUNG, 84 tuổi, sinh sống tại Mái ấm Bà Rá


Trong số những hoàn cảnh được bảo trợ tại mái ấm thì có 15 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Bé Lê Trường An (3 tuổi) bị bỏ rơi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, được ông Ánh đón về nuôi dưỡng từ lúc mới 7 ngày tuổi, chăm lo từ miếng sữa, viên thuốc, với mong muốn em có cơ hội trở thành người tốt. “Cò” là cái tên thân thương mà ông Ánh thường gọi, lúc nào cũng quấn quýt bên ông, gọi ông là ông nội. Ông Ánh chia sẻ: “Ngoài lo ăn, lo mặc, chăm sóc, chạy chữa khi các cháu bị ốm đau, mình còn phải lo các thủ tục giấy tờ, khai sinh, xác nhận nhân thân, để tất cả đủ điều kiện đến trường. Trong thời gian dịch bệnh, mình còn phải lo tìm mua, xin máy vi tính, điện thoại để các cháu có điều kiện học trực tuyến”.

Trao hết ân tình

Năm 2017, ông Ánh bán một mảnh đất của gia đình ở TP. Hồ Chí Minh được 6,5 tỷ đồng, dành ra 2,5 tỷ đồng mang về xã Phước Tân, huyện Phú Riềng sang nhượng 1.000m2 đất xây dựng mái ấm, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn, người già neo đơn không nơi nương tựa, bệnh nhân nghèo và trẻ mồ côi. “Ban đầu, tôi không nhận được sự đồng tình của gia đình. Vợ và con đều ngăn cản vì sợ tôi cực khổ, không làm nổi nhưng sau một thời gian thuyết phục, cả nhà đã ủng hộ tâm nguyện của tôi” - ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, ngoài sự ủng hộ của gia đình, mái ấm sẽ không hoạt động hiệu quả nếu thiếu sự chung tay góp sức của chính quyền xã Phước Tân, huyện Phú Riềng và các mạnh thường quân. “Sự hỗ trợ này lớn lắm, vô hình có, hữu hình có. Từ động viên, giúp đỡ thủ tục đến xây dựng, phương thức quản lý, cộng đồng trách nhiệm; từ ủng hộ vật chất tới tinh thần. Nhờ đó, mái ấm có thêm nguồn lực trang trải các hoạt động” - ông Ánh bày tỏ.

Bên cạnh việc lo trang trải chi phí sinh hoạt trong mái ấm, ông Ánh còn tích cực đóng góp, ủng hộ các hoạt động thiện nguyện trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, đều đặn mỗi tuần vào các buổi sáng thứ tư và chiều thứ sáu, ông Ánh cùng nhóm thiện nguyện “Tương chao, đậu hũ” của mình nấu 400 suất ăn miễn phí trao tặng bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện đa khoa tỉnh và khoảng 150 suất ăn vào các buổi chiều thứ bảy cho bệnh nhân nghèo điều trị ở Trung tâm Y tế thị xã Phước Long. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, ông đã kêu gọi, vận động gần chục tấn lương thực, thực phẩm, thịt, cá, rau, củ, quả và gói gần 15.000 đòn bánh tét gửi về trợ giúp người dân đang gặp khó khăn trong các khu cách ly, phong tỏa ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh.

Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, ngụ khu phố Phước Vĩnh, phường Phước Bình, thị xã Phước Long kể: “Tôi thấy hoạt động của mái ấm rất có ý nghĩa nên chủ động tham gia và kêu gọi bạn bè, người thân góp tiền, góp sức cùng ông Ánh. Hằng tuần, tôi đều dành thời gian khoảng 4 buổi đến đây dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn, chăm sóc người bệnh, tham gia hoạt động thiện nguyện. Hơn 2 tháng qua, ngày nào tôi cũng cùng nhiều anh chị em trong nhóm thiện nguyện đến mái ấm phụ giúp ông Ánh gói bánh tét gửi về cho bệnh nhân ở Bệnh viện Nhân Ái (đóng ở địa bàn huyện Bù Gia Mập), hoặc tặng bà con trong các khu cách ly, khu phong tỏa ở các tỉnh”.

Nói về mong ước của mình, ông Ánh bày tỏ: “Rất mong chính quyền địa phương quan tâm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mái ấm và giấy tờ hoạt động, cũng như xác nhận cho những trường hợp không có giấy tờ tùy thân để mua bảo hiểm y tế. Vì mái ấm có hơn 2/3 là người già và người bệnh, mỗi lần đi bệnh viện chữa trị rất tốn kém, phải chạy tiền khắp nơi để lo”.

Anh Lê Văn Hiền, cán bộ Công đoàn cơ sở xã Phước Tân cho biết: Chúng tôi luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mái ấm hoạt động. Để có thu nhập ổn định trang trải sinh hoạt hằng ngày cho mái ấm, chính quyền xã Phước Tân đã đứng ra giúp ông Ánh nhận sang nhượng 7 ha đất trồng mì, điều, cao su. Hơn 4 năm qua, ngoài nguồn lực tự thân, để duy trì mái ấm hoạt động ổn định, ông Ánh cũng được xã Phước Tân ủng hộ, hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm và tiền mặt. Liên đoàn Lao động tỉnh và huyện Phú Riềng cũng chung sức cùng mái ấm tiếp tục đón nhận thêm nhiều mảnh đời nghèo khó, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương”.         

Huỳnh Nguyên

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接