当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【lich thi dau ngoai hang anh hôm nay】Ðam mê học Lịch sử 正文

【lich thi dau ngoai hang anh hôm nay】Ðam mê học Lịch sử

2025-01-26 03:29:13 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:112次

Báo Cà Mau(CMO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề, những ngày này, tại nhiều điểm trường, học sinh khối 12 đang gấp rút ôn tập và luyện đề. Riêng đối với bộ môn Lịch sử, học sinh rất nghiêm túc tiếp thu kiến thức, nhằm đạt kết quả cao nhất. Ðây là một trong những môn quan trọng để xét tuyển đại học.

Yêu Sử qua từng sự kiện

Ðối với những học sinh có niềm đam mê với môn Lịch sử, dù trong thời gian chạy nước rút ôn thi tốt nghiệp nhưng mỗi ngày các em đều dành khoảng thời gian riêng để đến với bộ môn yêu thích.

Em Trần Ngọc Diệp, lớp 12I, Trường THPT Hồ Thị Kỷ (Phường 2, TP Cà Mau), chia sẻ: “Ngay từ tiểu học em đã thích môn Lịch sử và những gì liên quan đến sử học".

Em Lê Ngọc Bích, lớp 12F, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau), là một trong những học sinh “cháy” hết mình với môn Lịch sử. Ðiểm trung bình môn của em luôn đạt ở 9.0. Ðây là kết quả cho sự nỗ lực cố gắng học tập trong năm cuối cấp của em. Ngọc Bích cho biết: “Trong tất cả các giai đoạn, em ấn tượng nhất là lúc Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Với em, môn Sử không chỉ quá thú vị mà còn rất đáng để nghiên cứu. Vì đam mê bộ môn này mà em quyết định chọn nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Ðại học Cần Thơ”.

Giáo viên ra đề và cho kiểm tra, giải đề trên lớp. (Ảnh chụp tại Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

Một trong những cách truyền lửa đam mê bộ môn Lịch sử đối với học sinh chính là những giáo viên đảm trách bộ môn này, không chỉ hiểu tâm lý học sinh mà còn phải linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy.

Cô Ong Hồng Kim, giáo viên dạy sử Trường THPT Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Trước hết phải làm công tác tư tưởng để học sinh biết được học Sử là để biết cội nguồn cha ông, biết sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiểu được vì sao các em có được cuộc sống như hiện tại; từ đó trân trọng, gìn giữ những cống hiến của cha ông, của những người đi trước. Thực tiễn cho thấy, lịch sử đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó giúp các em rút ra bài học thành công, nguyên nhân thất bại, vận dụng vào cuộc sống để sống tốt hơn”.

Trong giai đoạn này, đối với bộ môn Sử, giáo viên sẽ tiến hành ôn tập 4 tiết/tuần. Riêng đối với cô Hồng Kim, bên cạnh song hành luyện đề, sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá, sau mỗi lần như vậy, học sinh nào có thành tích tốt sẽ được tặng những phần quà khích lệ nho nhỏ.

“Học sinh có sự chuyển biến, thay đổi tích cực ý thức tự học, tiếp thu môn Sử. Riêng tôi cảm thấy phấn khởi, thêm động lực để yêu nghề hơn”, cô Hồng Kim cho biết.

Quyết tâm cho kỳ thi cuối

Nói về những cơ hội, thách thức khi thi trắc nghiệm môn Lịch sử, cô Trần Bích Huyền, giáo viên môn Lịch Sử khối 11, 12, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, chia sẻ: “Phương pháp thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức bao quát, sâu, nhớ dữ liệu, sự kiện nhiều. Do đó, nếu học sinh không có phương pháp ôn tập thích hợp, sẽ dễ rơi vào trường hợp chán nản, nhầm sự kiện”.

Mặc dù nắm vững kiến thức và khá tự tin với môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, nhưng Ngọc Bích vẫn không chủ quan, với em, cấu trúc đề thi sẽ có sự phân biệt rạch ròi ở 4 câu hỏi nâng cao, dù chỉ chiếm 1/10 điểm, nhưng em vẫn rất chú tâm vào phần này.

Thầy Phạm Minh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, cho biết: "Ðể chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đầu năm học, nhà trường bố trí thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ đầu tháng 10 đến kết thúc học kỳ 1) tiến hành ôn tập theo từng bài của 9 môn thi tốt nghiệp với lịch 2 tiết/tuần. Giai đoạn 2 (từ đầu học kỳ 2 đến cuối học kỳ 2) vừa ôn tập củng cố vừa “cuốn chiếu” chương trình học kỳ 1, kiểm tra đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên. Giai đoạn 3, Sau khi có đề minh hoạ của Bộ GD&ÐT, nhà trường họp các tổ trưởng bộ môn để phân tích cấu trúc đề minh hoạ, lập ra “ma trận đề” thành lập chuyên đề ôn tập cho học sinh".

Sau khi có công văn hoả tốc của UBND tỉnh, bắt đầu từ ngày 11-25/5, đối với các khối lớp từ 6-11, nhà trường sẽ chuyển sang hình thức dạy học Online, để kết thúc chương trình. Riêng khối 12 vẫn tổ chức giảng dạy trực tiếp để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu phải giãn cách xã hội thì nhà trường vẫn không bị động, sẽ thực hiện ngay các phương án đã dự phòng từ trước, tức là chia nhỏ lớp ôn tập, mỗi lớp 20 học sinh và thực hiện dạy trực tuyến khi cần thiết. Riêng trong thời gian này vẫn khuyến khích học sinh đeo khẩu trang trong suốt quá trình lên lớp./.

 

Ngô Nhi

 

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜