| NATO nỗ lực giải quyết tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề an ninh | | NATO đang dần “chết não”: Tại Trump hay tại Erdogan? | | Ông Stoltenberg: NATO không muốn làm “kẻ thù” của Trung Quốc | | NATO chia rẽ lớn ở tuổi 70 |
| Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: PBS |
Đại Tây Dương/Thái Bình Dương Ở châu Âu, Mỹ đối mặt với Nga – một quốc gia có quân đội mạnh, được trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng lại là nền kinh tế có mối quan hệ thứ cấp. Trong khi đó, ở Đông Bắc Á - khu vực của các xưởng sản xuất hàng đầu thế giới và (cùng EU và NAFTA) là một trong 3 khu vực hoạt động kinh tế hàng đầu toàn cầu – mối đe dọa với Mỹ hiện hữu rõ ràng và đa chiều hơn. Quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc không phải giống như mối quan hệ trong khối liên minh đa phương 29 thành viên. Thay vào đó, họ bị ràng buộc một cách riêng biệt và song phương với Mỹ. Ở châu Á, họ phải đối mặt không chỉ với nước Nga (một phần thuộc về châu Á), mà còn cả Triều Tiên và đáng kể nhất là Trung Quốc với sức quân sự cũng như tham vọng kinh tế ngày càng lớn. Trong bối cảnh phải đối phó với mối đe dọa đa cực này, Tổng thống Donald Trump lại đang “đòi” thêm tiền từ các đồng minh trong khu vực cho sự bảo vệ của Mỹ. Thực tế, không phải Nhật Bản và Hàn Quốc không chi nhiều tiền cho quốc phòng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, chi 0,9% ngân sách cho quốc phòng, trong khi Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới chi 2,6%. Nhật Bản dự kiến chi 50,3 tỷ USD trong năm 2020 cho quốc phòng, tăng 1,2% so với hiện tại. Hàn Quốc thậm chí còn đầu tư “đậm” hơn khi tăng tới 7,4% trong năm 2020 lên 41,29 tỷ USD. Cả 2 nước đều chi khá đậm cho việc mua các vũ khí, khí tài của Mỹ. Đáng chú ý, Nhật Bản có kế hoạch mua 147 chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5, F-35, do Mỹ sản xuất, trong khi Hàn Quốc cũng mua tới 60 chiếc. Tuy nhiên, đề nghị lớn của ông Trump không phải là việc mua các khí tài quân sự – mà là khoản chi phí quân sự cho binh sỹ Mỹ đồn trú ở cả 2 nước. Hiện tại, trong các cuộc thảo luận, ông Trump vẫn đang tìm cách nâng phần đóng góp của Nhật Bản từ 1,7 tỷ USD lên 8 tỷ USD, và nâng phần đóng góp của Hàn Quốc từ 893 triệu USD trong năm 2019 lên 4,7 tỷ USD. Theo tổ chức truyền thông trực tuyến The Conversation, chi phí mà người đóng thuế Mỹ phải gánh cho việc đồn trú binh sỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 5,7 tỷ USD và 4,5 tỷ USD. Nói cách khác, Mỹ đang yêu cầu các đồng minh phải gánh phần nhiều hơn so với khoản tiền mà nước này phải chi trả. Tuy nhiên, điều đó lại làm dấy lên một câu hỏi: Liệu ông Trump – có thể là vị Tổng thống tập trung vào thương mại nhiều nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ – có hiểu được chiến lược chính trị nước lớn và những giá trị cốt lõi hay không? Vấn đề Nhật Bản, Hàn Quốc Một nguyên tắc cơ bản của chiến lược là hướng tới phòng vệ. Tốt hơn là đẩy các cuộc chiến càng xa biên giới của mình càng tốt. Điều này đã được chứng minh bởi một trong những sự kiện nổi bật trong lịch sử Mỹ. Trong cuộc chiến đẫm máu nhất trên thế giới, đòn giáng mạnh nhất vào binh sỹ Mỹ xảy ra cách bờ biển phía Tây của Mỹ 6.047km – tại Trân châu Cảng ở Hawaii. Xuyên suốt cuộc xung đột này, Mỹ hướng tới việc triển khai lực lượng để tạo một lá chắn cho lục địa Mỹ. Trong khi châu Âu và châu Á bị tàn phá bởi những cuộc chiến, thì lục địa Mỹ vẫn bất khả xâm phạm. Phòng thủ Thái Bình Dương của Mỹ ngày nay thậm chí còn được bố trí tốt hơn. Tiền tuyến của Mỹ - phối hợp từ trên bộ, trên không, trên biển và các khí tài phòng thủ tên lửa được đẩy xa hơn 7.502 km về phía Tây Hawaii. Binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc là một phòng tuyến của Mỹ trên chính lục địa châu Á. Lớp thứ 2 là Nhật Bản, kế đến là đảo Guam, rồi Hawaii và cuối cùng mới là lục địa Mỹ. Hơn nữa, sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là phòng thủ, mà còn là các điểm giám sát các chiến dịch trong khu vực. Chiến lược này được bố trí “hoàn hảo” về mặt địa lý. Đảo Jeju của Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản là các vị trí lý tưởng để bao quát các động thái ra vào từ bờ biển phía Đông Trung Quốc. Phía Bắc Nhật Bản là nơi phù hợp để giám sát các hoạt động trên không và trên biển của Nga xung quanh Vlapostok. Còn Hàn Quốc thì tiếp giáp Triều Tiên. Trong thế kỷ 21, một số người tin rằng, các tài sản như nhóm tác chiến tàu sân bay, vệ tinh trinh sát sẽ xóa bỏ sự hiện diện trên mặt đất. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản đến vậy. Các lực lượng hải quân vẫn cần căn cứ và Trại Humphreys – một căn cứ Mỹ ở phía Nam Seoul – là không gian neo đậu phù hợp với của mọi tàu sân bay Mỹ có trong hạm đội. Vệ tinh trinh sát không loại bỏ được các vấn đề từ máy bay do thám, nghe trộm và quan trọng nhất là báo cáo tình báo. Lợi ích hai chiều Tuy nhiên, sự hiện diện của lính Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đem lại nhiều giá trị với Mỹ không có nghĩa là nó không có giá trị đối với chính 2 nước châu Á này. Sự hiện diện của lính Mỹ răn đe kẻ thù tốt hơn và hiệu quả hơn so với chi phí phòng thủ mà các nước chủ nhà bỏ ra. Lính Mỹ sẽ huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng địa phương, mang lại việc làm cho người địa phương trong và xung quanh các căn cứ. Có cả những lợi ích gián tiếp. Dấu giày của Mỹ ở các nước này sẽ làm tăng xếp hạng tín nhiệm cũng như đầu tư nước ngoài. Trước đây, sự hiện diện của lính Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản còn góp phần truyền bá văn hóa Mỹ, thời trang, âm nhạc, thể thao cho người địa phương. Khi Trung Quốc tiếp tục tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương, khu vực này lại phải đối mặt với một cuộc đấu trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị tới kinh tế cũng như cuộc đua tranh giành ảnh hưởng. Cấu trúc quyền lực ngày nay không phải là đơn chiều. Có quyền lực mềm – quyền lực của sự hấp dẫn. Có cả quyền lực sắc nhọn – quyền lực của ảnh hưởng và sự thao túng. Tuy nhiên bất chấp thực tế của cạnh tranh chiến lược, quyền lực cứng lỗi thời – quyền lực của sự áp bức – không thể bị xóa bỏ. Và hình thức đơn giản nhất của quyền lực cứng vẫn nằm ở lực lượng quân sự. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định các vấn đề chủ chốt trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là: bảo vệ tổ quốc, duy trì sức mạnh quân sự xuất chúng trên Trái Đất, đảm bảo cân bằng sức mạnh trong các lĩnh vực chính nằm trong mối quan tâm của Mỹ và thúc đẩy một trật tự thế giới có lợi nhất cho an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Nếu ông Trump chấp nhận bản đánh giá này, và trên hết, nếu ông muốn nước Mỹ vẫn có vai trò và ảnh hưởng vượt trội, thì các đồng minh châu Á và việc triển khai binh sỹ Mỹ tại những nước này vẫn là điều thiết yếu và đáng giá. |