Khởi nghiệp là xu hướng làm giàu rất được quan tâm,ữnglưuphplkhikhởinghiệstuttgart đấu với köln hưởng ứng mạnh mẽ trong xã hội hiện nay. Để khởi nghiệp thành công, bên cạnh việc đưa ra ý tưởng kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu thị trường, vấn đề pháp lý đối với người khởi nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Đại biểu tham quan các gian hàng tại buổi Tọa đàm “Hậu Giang con đường khởi nghiệp” do UBND tỉnh tổ chức. Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực này đã tương đối hoàn chỉnh, cụ thể như Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng,… Do đó, khi tham gia khởi nghiệp, chủ thể khởi nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan để tránh rủi ro. Theo luật sư Trần Văn Độ, Trưởng Văn phòng luật sư Hữu Nhân, Đoàn luật sư tỉnh Hậu Giang, một trong những vướng mắc của người khởi nghiệp chính là thành lập công ty của mình theo loại hình nào. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của doanh nghiệp. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến dành cho người khởi nghiệp có thể lựa chọn: công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Theo luật sư Độ, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm nhất định, chẳng hạn như trong công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty. Quyền hạn này không phải chia sẻ với ai khác. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là khả năng huy động thêm vốn thấp hơn so với công ty cổ phần. Ngược lại, trong công ty cổ phần cũng có hạn chế và tổ chức, hoạt động phức tạp so với các loại hình khác. Bên cạnh đó, trong quá trình thành lập doanh nghiệp, người khởi nghiệp cần chú ý đảm bảo tên doanh nghiệp mình không trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước (có thể truy cập vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tra cứu nội dung này); ngành, nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật; đảm bảo địa chỉ đặt trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp bằng hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp; xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nhất là việc xác định người đại diện theo pháp luật. Giai đoạn sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; khắc dấu và thông báo mẫu dấu đến cơ quan quản lý nhà nước… Đối với thủ tục về thuế, doanh nghiệp cần đảm bảo các thủ tục: lập và nộp các tờ khai thuế môn bài, đăng ký trích khấu hao tài sản cố định, đăng ký hình thức nộp thuế VAT (giá trị gia tăng) tại chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo pháp luật về thuế; mở tài khoản ngân hàng tại một ngân hàng được phép và đăng ký trích nộp thuế điện tử qua tài khoản ngân hàng này… Bên cạnh đó, để doanh nghiệp được vận hành ổn định và không có tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động thì giữa các chủ thể góp vốn cần thỏa thuận việc sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích, các thẩm quyền điều hành doanh nghiệp… Một lưu ý nữa là cần xây dựng khung pháp lý nội bộ, pháp lý với người lao động và pháp lý với đối tác. Chẳng hạn như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh thương mại… Hiện nay có rất nhiều tranh chấp giữa các doanh nghiệp, trong đó tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp chiếm một phần không nhỏ. Các tranh chấp này cũng rất đa dạng như: tranh chấp về nhãn hiệu, tranh chấp lao động, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp tác đầu tư… Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này phần lớn do các doanh nghiệp chưa nắm rõ những quy định của luật. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định và ứng dụng pháp luật vào hoạt động kinh doanh của mình để doanh nghiệp phát triển bền vững, tránh những rủi ro pháp lý về sau. ĐÌNH BẢO tổng hợp |