Chiều 15/6,ọnthđiểmnộiđịahathiếtbịdựnnhiệtđiệthứ hạng của rangers tại cuộc họp về chương trình thí điểm công tác thiết kế và chế tạo trong nước thiết bị cho các dự án nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc chọn 3 dự án nhiệt điện là Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1 và Quỳnh Lập 1 cho việc thí điểm này.
Cùng với đó, Bộ Công Thương xây dựng cơ chế thí điểm thiết kế và chế tạo trong nước các thiết bị nhà máy nhiệt điện, trong đó quy định về mô hình đầu tư, các chính sách về phân chia gói thầu, lựa chọn nhà thầu, nguồn tài chính, kinh phí chuyển giao công nghệ, chính sách thuế.
Các vấn đề quan trọng trong cơ chế như danh mục, hạng mục thiết bị là các gói thầu độc lập, danh sách các đơn vị tham gia chương trình cũng sẽ được thống nhất, ban hành.
Bộ Công Thương xây dựng Ban chỉ đạo để đôn đốc, giám sát và xử lý các vướng mắc phát sinh việc triển khai chương trình thí điểm này.
Phó Thủ tướng lưu ý, chủ đầu tư 3 dự án thí điểm việc lập kế hoạch tiến độ chi tiết, đảm bảo chương trình thực hiện có kết quả tốt.
Theo Quy hoạch điện VII, tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 58 nhà máy nhiệt điện được xây dựng. Nếu tính suất đầu tư trung bình hiện nay thì Việt Nam sẽ phải đầu tư 97 tỷ USD để xây dựng các nhà máy này, trong đó phần chi phí thiết bị chiếm khoảng 60-70% tổng vốn đầu tư (khoảng 67 tỷ USD).
Bộ Công Thương đánh giá, đây là tiềm năng lớn để phát triển các ngành cơ khí phụ trợ nói chung, cho ngành cơ khí chế tạo nhiệt điện nói riêng và là cơ hội lớn để các doanh nghiệp cơ khí có cơ hội tham gia cung cấp thiết bị cho các dự án nhiệt điện ngay tại trong nước.
Cho đến nay, ở các dự án nhiệt điện của nước ta, hầu hết dây chuyền thiết bị đều do nhà thầu nước ngoài cung cấp theo hình thức tổng thầu EPC (gói thầu EPC thường chiếm 85% tổng mức đầu tư). Trong nước mới có một số đơn vị thực hiện tổng thầu EPC cho các dự án nhiệt điện Phú Mỹ, Uông Bí 1, Vũng Áng 1, Nhơn Trạch, Cà Mau, Thái Bình 2, Long Phú 1… Tuy nhiên, phần thiết bị cho các dự án này vẫn chủ yếu do nhà thầu nước ngoài thực hiện từ thiết kế đến cung cấp thiết bị.
Mô hình này dẫn tới việc nhà thầu trong nước về tư vấn thiết kế, chế tạo không thể tham gia thiết kế, chế tạo, sản xuất các thiết bị nhà máy điện mà chỉ là thầu phụ. Trong khi thực tế trước đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho một số đơn vị trong nước thực hiện việc thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho các dự án thủy điện và đã thành công, các doanh nghiệp chứng tỏ được năng lực về nhân lực, công nghệ và khẳng định có thể nội địa hóa cung cấp một số thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện trong nước.
Nguồn: Chinhphu.vn