Theo đó, đối với văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có thể thức, nội dung như văn bản QPPL hoặc văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ: các đơn vị thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản theo quy chế kiểm tra, xử lý văn bản kèm theo Quyết định số 4163/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và công văn số 367/TCHQ-PC ngày 16/1/2020 của Tổng cục Hải quan về triển khai kế hoạch kiểm tra văn bản và theo dõi thi hành pháp luật năm 2020. Đối với các văn bản hành chính, trách nhiệm kiểm tra được phân định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Trong đó, người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị và trước pháp luật về nội dung văn bản. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Việc kiểm tra được thực hiện ngay từ bước soạn thảo văn bản đến khi văn bản được phát hành, áp dụng và thực hiện.
Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục chủ động thực hiện việc tự kiểm tra văn bản hành chính do đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục ký ban hành hoặc ký ban hành theo thẩm quyền. Các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động thực hiện việc tự kiếm tra văn bản hành chính do đơn vị ban hành. Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các chi cục hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc cục hải quan tỉnh, thành phố tự kiểm tra các văn bản hành chính tham mưu cho lãnh đạo cục ký ban hành hoặc ký ban hành theo thẩm quyền. Tổng cục Hải quan giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị theo dõi, đánh giá, hướng dẫn việc tự kiểm tra văn bản trong toàn Ngành; phối hợp Văn phòng Tổng cục và các đơn vị xem xét, đề xuất biện pháp xử lý theo đúng quy định đối với các văn bản có sai sót. Liên quan đến xử lý văn bản hành chính đã ban hành có sai sót, theo Tổng cục Hải quan, các đơn vị căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể, văn bản có sai sót về nội dung, kể cả nội dung tại phần phụ lục đính kèm văn bản phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản có sai sót về thể thức quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h, i khoản 2, khoản 3 Điều 8, sai sót về kỹ thuật trình bày quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP và sai sót về thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, đơn vị ban hành văn bản. Tổng cục Hải quan quy định, các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản hành chính (văn bản sai sót, phương án xử lý) cùng với báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định định kỳ hàng tháng (trước ngày 15), sáu tháng (trước ngày 5/5) và hàng năm (trước ngày 5/10); các cục hải quan tỉnh, thành phố tập hợp kết quả tự kiểm tra văn bản hành chính từ các chi cục hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương thuộc cục, gửi báo cáo định kỳ sáu tháng (trước ngày 5/5) và hàng năm (trước ngày 5/10) về Vụ Pháp chế để tổng hợp các nội dung liên quan, báo cáo Tổng cục trình Bộ Tài chính. Trong trường hợp phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cần phải xử lý ngay hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan thì các đơn vị gửi báo cáo đột xuất gửi về Vụ Pháp chế để báo cáo Tổng cục phương án xử lý. |