当前位置:首页 > Thể thao

【bang xep hang bong da hang nhat anh】Dấu ấn kinh tế 2022, trông chờ kỳ tích năm 2023

Năm 2022,ấuấnkinhtếtrôngchờkỳtíchnăbang xep hang bong da hang nhat anh ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ảnh: Đức Thanh

Phục hồi mạnh mẽ trong một thế giới bất ổn

Dù đã được dự báo trước, nhưng việc Tổng cục Thống kê, vào những ngày cuối năm 2022, chính thức công bố tăng trưởng GDP của nền kinh tế ước đạt tới 8,02%, đã khiến không chỉ các cơ quan hoạch định chính sách, mà cả cộng đồng xã hội, người dân, doanh nghiệp… đều hết sức phấn khởi và ngạc nhiên.

Phấn khởi và ngạc nhiên bởi một năm trước, nền kinh tế đón nhận tin tốc độ tăng trưởng năm 2021 chỉ 2,58%. Khi ấy, cả nước vẫn ngập trong nỗi lo về sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, về những tác động nghiêm trọng và khôn lường của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế. Không ai biết chắc được, năm 2022, nền kinh tế sẽ diễn biến theo hướng nào.

Mà không biết chắc được thật, bởi chỉ vừa bước vào năm 2022 chưa bao lâu, xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Tiếp sau đó là các đòn trừng phạt được Mỹ, châu Âu thực hiện, là việc Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược “Zero Covid”…

Tất cả khiến kinh tế toàn cầu chao đảo. Giá cả hàng hóa nguyên, nhiên, vật liệu tăng chóng mặt. “Cơn bão” lạm phát nhanh chóng “càn quét” Mỹ, Đức, Pháp, sang cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Toàn những con số được cho là kỷ lục trong vài chục năm trở lại đây. Và không chỉ là lạm phát, mà kinh tế toàn cầu giảm tốc, thậm chí có lúc đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Nếu hai năm trước, ẩn số của nền kinh tế chính là Covid-19, thì năm 2022, cùng với Covid-19, biến số Nga - Ukraine xuất hiện, hơn nữa, lại không chỉ là tồn tại trong ngắn hạn, mà đeo đẳng suốt cả năm, đưa kinh tế thế giới vào trạng thái bất định chưa từng có… Đến mức, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong cả năm 2022 đã rất nhiều lần nói về những “diễn biến quá nhanh”, “những khó khăn chưa từng có tiền lệ” của kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam.

Mọi thứ xoay chuyển nhanh đến mức không ngờ. Mới năm trước đó, hàng loạt gói kích thích kinh tế quy mô khủng được các nền kinh tế công bố triển khai, thì năm 2022, để chống chọi lại với lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa được thực hiện. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí đã có tới 7 lần điều chỉnh lãi suất, mà toàn ở mức cao. Thị trường tài chínhtoàn cầu vì thế cũng bị ảnh hưởng. Việt Nam, vốn là một nền kinh tế có độ mở rất cao, cũng khó có thể đứng ngoài vòng xoáy đó…

Vậy nhưng, kết quả thật bất ngờ. Qua từng tháng, từng quý năm 2022, các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, từ lạm phát, sản xuất công nghiệp, rồi dịch vụ, cả sản xuất nông nghiệp, rồi xuất nhập khẩu… đều cho thấy nền kinh tế từng bước phục hồi, càng ngày càng mạnh mẽ và vững chắc hơn.

Thế nên, tăng trưởng GDP từng quý lần lượt tăng dần, từ 5,05% của quý I, lên 7,83% của quý II và đặc biệt là 13,71% của quý III. Quý IV, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt 5,92%, phần nhiều do xuất hiện các yếu tố khó khăn hơn và do quý IV/2021, tăng trưởng kinh tế khá cao (5,52% - PV), nên khó có thể kỳ vọng tăng trưởng mạnh. Tính chung cả năm 2022, tăng trưởng của nền kinh tế đã đạt tới con số 8,02%, cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2021.

“Đầu năm, ngay cả các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, dù lạc quan nhất, cũng chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 6-6,5%, đúng như mục tiêu kế hoạch mà Việt Nam đặt ra. Các kịch bản tăng trưởng mà chúng ta đưa ra tại Nghị quyết 01, để phục vụ mục tiêu điều hành, cao nhất cũng là 6,5%”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ.

Cuối năm 2021, Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%. Để đạt mục tiêu này, một kịch bản kinh tế đã được Chính phủ vạch ra. Theo đó, GDP quý I phải đạt mức tăng trưởng 4,9-5,4%; quý II là 5,4-5,9%; 6 tháng là 5,1-5,7%; Trong khi đó, tăng trưởng GDP quý III phải đạt 7,5-8%, đưa tăng trưởng GDP 9 tháng lên mức 5,9-6,4%. Quý IV, mức tăng trưởng phải đạt được là 6,2-6,7%, thì cả năm, tốc độ tăng trưởng mới đạt 6-6,5%.

Nhưng rồi, ngoài quý I “chạy” đúng kịch bản, thì sau đó, các mức tăng trưởng “vượt dự kiến”, “cao hơn kịch bản” đã lần lượt được xác lập, nhất là mức tăng trưởng cao kỷ lục của quý III/2022. Có yếu tố khách quan là tăng trưởng của quý III/2021 âm tới hơn 6%, nên so sánh, thì tăng trưởng của quý III/2022 tăng tốc mạnh mẽ, nhưng hơn hết là nhờ những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, nhờ sự nỗ lực vượt khó của người dân và cộng đồng doanh nghiệp…

Một cách rất rõ ràng, nền kinh tế đã tăng trưởng vượt dự báo, bỏ xa mọi kịch bản kinh tế. Cũng vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tham mưu tổng hợp cho Chính phủ đã liên tục phải cập nhật kịch bản kinh tế. Sau khi tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2022 được công bố ở mức 6,42%, đã một lần kịch bản tăng trưởng của cả năm được cập nhật. 3 tháng sau đó, các cập nhật kịch bản còn dồn dập hơn.

Trước khi các số liệu thống kê về tăng trưởng GDP 9 tháng được công bố, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất năm 2022, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%. Nhưng ngay sau đó, con số phấn đấu đã được Bộ trưởng đề xuất lên 7,5%. Và khi tăng trưởng GDP 9 tháng được “chốt” ở con số 8,83%, bắt đầu có những dự báo về việc kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7,5-8% trong năm 2022. Thậm chí, nếu các điều kiện thuận lợi, còn có thể đạt mức cao hơn.

Không chỉ Chính phủ, mà cả các định chế tài chính nước ngoài, từ Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng HSBC, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng liên tục có những điều chỉnh về dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, lần sau cao hơn lần trước. Thậm chí, ngay trước khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế chính thức, HSBC còn một lần nữa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 8,1%.

Và kết quả cuối cùng là 8,02%. Tất cả đều vỡ òa trong cảm xúc mừng vui. Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi mạnh mẽ trong một thế giới bất ổn. Không chỉ tăng trưởng cao, mà lạm phát của Việt Nam còn được duy trì ở mức thấp (3,15%).

Bình luận về những con số này, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nói rằng, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2,5 lần tỷ lệ lạm phát là “nét khác biệt đáng tự hào” của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với lạm phát cao nhất trong 40 năm qua và tăng trưởng thấp. 

Vững vàng trước các cú sốc từ bên ngoài

Năm 2022 đã đi qua với những dấu ấn đặc biệt về những nỗ lực lớn lao, những thành tựu, kết quả rất đáng khích lệ của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã có những thành tựu vượt ngoài mong đợi. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Hàng loạt kỷ lục cũng đã được ghi nhận.

Đầu tiên và đáng ghi nhận nhất là xuất nhập khẩu hàng hóa đã chính thức cán mốc 700 tỷ USD vào ngày 15/12 và tính đến cuối năm 2022 ước đạt trên 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 11,2 tỷ USD, trong khi năm 2021 chỉ xuất siêu 3,32%.

Đây là một thành tích đáng tự hào của kinh tế Việt Nam, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn, thương mại hàng hóa bị ảnh hưởng không nhỏ. Càng đáng tự hào hơn nếu biết, năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ 21, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD.

Sau 20 năm, bằng các quyết sách và quyết tâm theo đuổi con đường hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã lần lượt cán mốc xuất nhập khẩu 100 tỷ USD vào năm 2007, rồi 300 tỷ USD vào năm 2015, 500 tỷ USD vào giữa tháng 12/2019 và bây giờ là 700 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu chính là một động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây. Chính ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đã nhiều lần nói rằng, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến là nhờ vào thương mại hàng hóa và sự phục hồi của khu vực dịch vụ.

Khu vực dịch vụ quả đúng là đang có một sự phục hồi ngoạn mục. Khu vực này đã đạt tốc độ tăng trưởng 9,99% trong năm 2022, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Đặc biệt, một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Chẳng hạn, ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm. Và hơn hết là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, tăng tới 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của ngành.

Tương tự, giải ngân vốn đầu tưnước ngoài năm 2022 cũng đạt mức kỷ lục, với hơn 22,4 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng tới 19,8% so với năm 2021, nếu loại trừ yếu tố giá vẫn còn tăng 15,6%, trong khi cùng kỳ năm 2021 giảm 6,7%. Và bất chấp khó khăn, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2022 vẫn đạt 208.300 doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021…

Rất nhiều con số rất đẹp, cho thấy một bức tranh với những gam màu sáng của kinh tế Việt Nam năm 2022. Đâu phải ngẫu nhiên mà năm 2022, cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody’s, Standard & Poor’s (S&P) và Fitch Ratings đều đánh giá hạng tín nhiệm của Việt Nam một cách tích cực.

Đặc biệt, ngày 6/9/2022, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, với triển vọng “Ổn định”. Điều đáng nói là, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm.

Các tổ chức quốc tế cũng đã đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính và cách thức vượt qua các “cú sốc” từ bên ngoài. “Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực, là một nền kinh tế mở, năng động, có sức chống chịu qua đại dịch Covid-19”, Tổng giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva đã nói như vậy.

Câu hỏi đã luôn được đặt ra là: Nhờ đâu Việt Nam có được thành tựu đáng tự hào như thế trong năm 2022? Sự nỗ lực của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị là rất quan trọng. Nhưng không thể không nhắc tới nỗ lực trong điều hành của Chính phủ.

Câu chuyện về sự phục hồi của năm 2022 được bắt đầu từ việc Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng chiến lược chống dịch, với việc ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP vào đầu tháng 10/2021. Nghị quyết mang tính bước ngoặt đó, cộng với chiến dịch tiêm chủng thần tốc đã giúp Việt Nam có thể duy trì và phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh trong “trạng thái bình thường mới”. 

Tiếp sau đó là quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế từ ngày 15/3/2022, sẵn sàng đón khách quốc tế trở lại, cùng các quyết sách mới về chiến lược chống dịch trong tình hình mới. Từng bước, Việt Nam đã hoàn toàn “bình thường” trở lại, chứ không phải là “bình thường mới”, dù luôn cảnh giác và không lơ là trước dịch bệnh. Trong các phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính luôn nhắc nhở điều này. Ông nhấn mạnh việc không để “dịch chồng dịch”, để không chỉ đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân, mà còn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khi năm 2022 vừa bắt đầu, Chính phủ đã xác định phương châm hành động của mình là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Suốt cả năm, phương châm đó đã được thực hiện nhất quán.

“Tiếp sức” cho Chính phủ là Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Ngay đầu năm 2022, Quốc hội đã lần đầu tiên có phiên họp bất thường, với một trong những chương trình nghị sự quan trọng là thông qua gói tài chính, tiền tệ hỗ trợ cho việc thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Một ngân khoản khổng lồ lần đầu tiên đã được Quốc hội duyệt, trao cho Chính phủ để thực hiện một chương trình tổng thể để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Ngay sau quyết sách của Quốc hội, Chính phủ đã vào cuộc. Các nghị quyết, nghị định đã liên tục được ban hành, để Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội sớm đi vào cuộc sống. Hàng loạt chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được ban hành. Liên tục các cuộc họp để thúc đẩy triển khai các giải pháp điều hành trong các Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ.

Không chỉ thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, mà còn gỡ khó, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Các tổ công tác của Chính phủ được thành lập và rốt ráo xuống từng địa phương, từng dự ánđể đốc thúc.

Chính phủ kiên định điều hành, nhưng cũng rất linh hoạt trong biến động và điều này đã giúp Việt Nam vượt qua một năm đầy bão táp. Khi kinh tế toàn cầu lâm khủng hoảng, khi Fed liên tục tăng lãi suất điều hành, khi bão lạm phát tràn qua các nền kinh tế…, Chính phủ lập tức nhóm họp, bàn giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí, một đề án liên quan đến vấn đề này đã được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng.

Khi các bất ổn của nội tại nền kinh tế phát lộ, khi thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, xăng dầu… diễn biến bất thường, các giải pháp cũng đã kịp thời được đưa ra.

Nhờ vậy, nền kinh tế mới đạt được những thành quả quan trọng như thế. Tăng trưởng 8% là con số mà kể cả vào thời điểm giữa năm 2022, không ai dám nghĩ tới và kỳ vọng. Khi ấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp và “chất vấn” Chính phủ rằng, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 cao hơn 1,5 - 2 điểm phần trăm so với quyết nghị của Quốc hội, liệu có đạt được không? Đó là một câu hỏi khó khi ấy, nhưng giờ đây đã được trả lời một cách rõ ràng.

Dẫu còn khó khăn, dẫu vẫn còn những tiếc nuối, bởi nếu chỉ cần đầu tư công được giải ngân tốt hơn, kinh tế Việt Nam 2022 có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn, nhưng khi tờ lịch cuối cùng của năm cũ được xé bỏ, có thể tự hào để nói rằng, kinh tế Việt Nam đã vững vàng vượt qua bão giông.

Lửa thử vàng, trông chờ kỳ tích 2023

Năm 2022 kết thúc với những thành tựu đáng ghi nhận của nền kinh tế. Nhưng vui đấy, mà cũng lo đấy, bởi những rủi ro, thách thức đã phát lộ. Kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ u ám hơn trong năm 2023, Việt Nam đâu thể tránh được những ảnh hưởng, nhất là khi năng lực nội tại của nền kinh tế, khả năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài còn yếu.

Những dấu hiệu khó khăn đầu tiên đã có, mà theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu, là cả xuất khẩu và sản xuất công nghiệp trong quý IV/2022 đã bắt đầu sụt giảm. Tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8,4% so với cùng kỳ. Tháng 12, mức giảm đã lên tới 14%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ cho biết, các đơn hàng giảm khá mạnh trong những tháng đầu năm 2023, thậm chí kéo dài đến hết quý II.

Quý IV/2022, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, riêng tháng 12 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói rất nhiều về những khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2023. Đó là nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn cầu gia tăng...

Đó là những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế, bao gồm cả việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, áp lực lạm phát hiện hữu, đặc biệt là những rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt do cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm, trong khi dòng tiền của doanh nghiệp đang cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh, gây trở ngại cho việc duy trì sản xuất - kinh doanh…

Các chuyên gia quốc tế cũng nói về những “cơn gió ngược” mà Việt Nam phải vượt qua, khi kinh tế toàn cầu, trong đó có Mỹ có thể lâm vào suy thoái. Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi chiến lược chống dịch, song việc sớm mở cửa trở lại nền kinh tế vẫn chưa được khẳng định.

“Cơn gió ngược” được ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam nói đến, đó chính là xu hướng thắt chặt tiền tệ, nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam và những bất thường trên thị trường trái phiếu.

Còn ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại một số nền kinh tế toàn cầu như Mỹ, châu Âu… sẽ làm trầm trọng thêm những cơn gió ngược đối với các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển.

Làm sao vượt cơn gió ngược này là một bài toán cần tính tới. “Các phản ứng chính sách của Việt Nam cần hướng tới sự cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính”, ông Andrew Jeffries đã khuyến nghị như vậy.

Nhưng câu chuyện có thể sẽ không đơn giản thế. Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong một cuộc họp mới đây về điều hành kinh tế vĩ mô, cũng đã đặt câu hỏi để nhận được sự tư vấn chính sách từ các chuyên gia. Đó là năm tới, trọng tâm điều hành nên đặt vào chính sách tài khóa hay tiền tệ, hay vào nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa…

Tình hình khó khăn bởi yếu tố bất định là rất lớn. Không ai có thể dự báo trước kinh tế toàn cầu 2023 sẽ đi theo hướng nào. Trong bối cảnh ấy, có lẽ “kiên định” và “linh hoạt” tiếp tục sẽ là điều cần có trong các biện pháp điều hành của Chính phủ.

Sự phục hồi kinh tế trong năm 2022, có thể nói, mang đậm dấu ấn Chính phủ hành động. Giờ đây, nền kinh tế đang tiếp tục chờ đợi những quyết sách quan trọng của Chính phủ cho năm 2023, để có thể tiếp tục hành trình phục hồi và phát triển.

Theo kế hoạch, ngay ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch (ngày 3/1), Chính phủ sẽ họp trực tuyến với các địa phương để bàn về các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Sau đó, Nghị quyết 01 sẽ được ban hành. Và đây sẽ là bước khởi đầu thuận lợi cho năm 2023, để kỳ vọng rằng, kỳ tích sẽ lặp lại…, nền kinh tế sẽ lại “vượt bão” thành công.

Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh việc kiên định, nhất quán, bản lĩnh, tự tin trong điều hành trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; đồng thời, chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước những diễn biến phức tạp, khó lường; có biện pháp kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài…

分享到: