当前位置:首页 > Thể thao > 【bdtv trực tiếp bóng đá hôm nay】ADB đang xem xét một chương trình cho vay tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam 正文

【bdtv trực tiếp bóng đá hôm nay】ADB đang xem xét một chương trình cho vay tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-10 16:53:24

ADB

Chủ tịch ADB Takehiko Nakao phát biểu tại cuộc họp báo.

Đây là thông tin được Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho biết tại cuộc họp báo chiều 17/6,đangxemxétmộtchươngtrìnhchovaytáicơcấungânhàngViệbdtv trực tiếp bóng đá hôm nay nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch ADB từ ngày 15 đến 17/6.

Nâng cao hiệu quả chi tiêu công

Tại cuộc họp báo chiều 17/6, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho biết, ngân hàng này sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho chính phủ thông qua các khoản cho vay trị giá khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, cùng với việc ADB đang xây dựng Chiến lược Đối tác Quốc gia mới cho giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu trọng tâm của chiến lược này là giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế đồng đều và bền vững với môi trường hơn, phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2016 – 2020.

“Vấn đề mấu chốt là Việt Nam cần tiếp tục thực thi những chính sách kinh tế phù hợp và cải cách cơ cấu theo chiều sâu. Đặc biệt quan trọng là cải cách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước, nâng cao quản trị DN và tăng cường hiệu quả tài chính. Chính phủ cũng cần xử lý những khoản nợ xấu, gia tăng nguồn thu từ thuế, và nâng cao hiệu quả chi tiêu công”, ông Takehiko Nakao nói.

Một trong các vấn đề được thảo luận tại các cuộc gặp với lãnh đạo Nhà nước, thành viên Chính phủ Việt Nam là cải thiện sự bền vững của ngân sách, tăng nguồn thu và đặc biệt là quản lý được chi tiêu thường xuyên hiệu quả hơn, trong bối cảnh các ngưỡng nợ công đã gần sát mức trần.

Trần nợ công 65% GDP là một mốc quan trọng mà Chính phủ cần theo dõi sát sao và ảnh hưởng đến công tác hoạch định chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng, trong tỉ lệ nợ công 62% GDP hiện nay của Việt Nam thì nợ nước ngoài chiếm khoảng 29% và tỷ lệ này vẫn ổn định trong 5 năm qua. Chủ tịch ADB khẳng định ADB có thể hỗ trợ những lĩnh vực nhằm tăng tính bền vững cho ngân sách như cải thiện hiệu quả chi tiêu, cải cách DNNN, thủ tục hành chính, công tác thuế, thực thi các chính sách thuế.

Thoái vốn DNNN: Phải cân nhắc thời điểm thích hợp

Tuy nhiên, ông Takehiko Nakao cũng lưu ý, hiện nay ADB cho vay Việt Nam từ 2 nguồn, một từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) với lãi suất thấp và một từ nguồn vốn phát triển chính thức (OCR) có lãi suất cao hơn nhưng vẫn là ưu đãi. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn sắp “tốt nghiệp” ADF, có nghĩa là sẽ không được vay với lãi suất thấp như trước kia. Dự kiến một vài năm nữa, Việt Nam sẽ không còn được vay vốn từ ADF, và phải vay nguồn khác với lãi suất cao hơn. Tuy vậy, thời điểm chính thức Việt Nam không được vay từ ADF chưa được xác định.

Bên cạnh vấn đề ngân sách, Chủ tịch ADB cũng thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về cải cách DNNN, thoái vốn và bán cổ phần Nhà nước. Theo ông, cải cách DNNN bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều mục tiêu, trong đó chủ yếu là để DN mạnh hơn, có lãi hơn và quản trị tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm được thời điểm tốt để bán cổ phần của DNNN cho hiệu quả. Lấy ví dụ như nếu đem thoái vốn toàn bộ cổ phần của DNNN cùng lúc thì giá bán có thể thấp hơn giá tối ưu.

Tại nhiều quốc gia, Chính phủ đều phải cân nhắc biện pháp, đợi thời điểm phù hợp và cung cấp tin tốt nhất có thể cho các nhà đầu tư tiềm năng để bán được DNNN với giá tốt nhất. “Quan trọng là thời điểm phải phù hợp và cách bán phải phù hợp”, Chủ tịch ADB nhấn mạnh.

Dự trữ ngoại hối tiềm ẩn rủi ro khó lường

Đối với lĩnh vực ngân hàng, trả lời câu hỏi về quan điểm xử lý nợ xấu cũng như thực hiện quá trình tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam, ông Takehiko Nakao cho biết, có nhiều cách để xử lý vấn đề nợ xấu như hỗ trợ DN hoạt động hiệu quả hơn để trả nợ, mua cổ phần của ngân hàng để bơm thêm tiền của nhà nước vào ngân hàng có nợ xấu. Đó là cách các quốc gia khác xử lý khủng hoảng. Họ thậm chí còn có lợi nhuận nhờ mua cổ phần của DNNN lớn, sau khi hoạt động kinh doanh khôi phục thì giá cổ phiếu lại tăng lên.

Tuy nhiên, chính sách quan trọng nhất vẫn là làm sao hỗ trợ ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, và phải tùy trường hợp để cân nhắc xem ngân hàng có thực sự cần vốn Nhà nước hay không. Được biết, ADB đang thảo luận với các cơ quan chức năng của Việt Nam về một chương trình cho vay, hỗ trợ tái cơ cấu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Một trong các cảnh báo với lĩnh vực ngân hàng hiện tại được ADB nhấn mạnh là rủi ro về mở rộng tín dụng có thể gây tăng trưởng tín dụng quá nóng. Theo ông, đây là một trong hai yếu tố rủi ro đáng chú ý nhất với kinh tế Việt Nam hiện nay.

Một cảnh báo nữa với lĩnh vực ngân hàng là dự trữ ngoại hối. Mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam có vẻ đã được khôi phục và tăng cường nhưng đây luôn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, “dự trữ ngoại hối có thể gây ra rủi ro mà ta không lường trước”, Chủ tịch ADB lưu ý./.

H.Y

标签:

责任编辑:Thể thao