Phú Thọ thực hiện nhiều nhiệm vụ và đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Hòa Bình giảm?ĐịnhCôngnghiệptiếptụcgiữvaitròđộnglựctăngtrưởket qua bong da hy lap |
Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm (GRDP) quý I/2024 của Nam Định ước đạt 12.930 tỷ đồng, tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng được đánh giá giữ vai trò động lực tăng trưởng với mức đóng góp 3,89 điểm phần trăm vào GRDP.
Riêng về công nghiệp, sản xuất công nghiệp quý I/2024 duy trì xu hướng phục hồi tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm tăng 12,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,79%.
Công nghiệp Nam Định tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng. Ảnh minh họa |
Một số ngành công nghiệp cấp II duy trì sản xuất ổn định và có chỉ số tăng so với năm trước, gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,76%; dệt tăng 11,00%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,95%; chế biến gỗ và sản xuất sản xuất từ gỗ, tre, nứa tăng 24,57%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 17,26%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 32,91%.
Khối lượng sản phẩm công nghiệp quý I/2024 tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vải các loại tăng 11,39%; quần áo may sẵn tăng 4,04%; giày, dép tăng 11,39%; sản phẩm mây tre đan các loại tăng 10,18%; sản phẩm in tăng 35,14%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 15,28%.
Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Nước mắm giảm 29,30%; muối chế biến giảm 20,67%; sợi các loại giảm 19,70%; khăn các loại giảm 21,86%; bàn ghế gỗ các loại giảm 9,22%.
Tương ứng với sự khởi sắc của sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Nam Định quý I/2024, tăng 9,82% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2024 giảm 2,38% so với cùng thời điểm năm trước.
Sức khỏe của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được nhận định tương ứng với mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Ba tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 282 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.226 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 3.960 lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,4 tỷ đồng, tăng 34,0%.
Kết quả sản xuất công nghiệp của Nam Định quý I/2024 đạt được nhờ sự chỉ đạo, gỡ khó kịp thời của các cấp chính quyền, cùng đó là sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn cũng cho thấy: Có 54,29% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2024 với tốt hơn và giữ ổn định so với quý IV/2023; 45,71% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.
Bước sang quý II/2024 với kết quả đã đạt được cùng thị trường đang dần ổn định, phần lớn doanh nghiệp (70% doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh nhận định tình tình hình sản xuất tốt lên; 24,29% giữ ổn định và 5,71% khó khăn hơn so với quý I/2024.
Đặc biệt về số lượng đơn đặt hàng mới được dự báo trong quý II/2024, có 93,94% số doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý I/2024; 6,06% số doanh nghiệp dự báo số đơn đặt hàng giảm.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu mới, kết quả điều tra cũng cho thấy, quý II/2024 có 86,84% số doanh nghiệp dự kiến tăng và giữ ổn định đơn hàng xuất khẩu; 13,16% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng xuất khẩu giảm so với quý I/2024.
Công nghiệp được xác định là đối tượng ưu tiên phát triển của Nam Định. Theo đó, trong thời gian qua tỉnh tập trung thu hút, phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, phát triển xanh, bền vững.
Mới đây, Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Dự án sản xuất máy chiếu đa chức năng và tivi laser giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh với Công ty TNHH Công nghệ XGIMI (Hồng Kông, Trung Quốc) đã được ký kết. Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD, đưa nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2024. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp thêm sức, thúc đẩy ngành công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị máy móc, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, hàng tiêu dùng.
Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh sẵn có của địa phương như: Cơ khí sản xuất máy nông nghiệp, máy xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; sợi, dệt, nhuộm, may thời trang cao cấp.