“Sóng” từ sản phẩm mới và “hàng” chất lượng cao…
Từ đầu năm tới nay,ứngkhoánViệtNamNhiềucơhộilớnđangchờđóbrøndby đấu với copenhagen mặc dù có giai đoạn điều chỉnh, tuy nhiên, xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn được giữ vững. Nếu như vào thời điểm ngày 2/1/2014, VN-Index đạt 504,51 điểm, thì kết thúc ngày 22/8/2014, chỉ số này đạt 620,14 điểm, tăng 115,63 điểm, tương đương gần 13%. Đồng thời, nếu so sánh với các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, ngoại tệ,… nhiều ý kiến đều cho rằng, “buôn chứng” vẫn hấp dẫn hơn cả.
Nhiều ý kiến phân tích thị trường chứng khoán cho rằng, về ngắn hạn, tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam có thể chưa lớn, nhưng về trung và dài hạn, thị trường đang mở ra tiềm năng rất lớn để thu hút dòng tiền tham gia, nhờ đa dạng sản phẩm và hàng hóa mới.
Theo đó, sản phẩm “sát sườn” nhất đang được thị trường kỳ vọng sẽ gia tăng sức hút của nhà đầu tư chính là sự ra đời của chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Chứng chỉ quỹ này dự kiến sẽ được niêm yết và giao dịch trên TTCK trong trung tuần tháng 9 tới.
Đánh giá của các công ty chứng khoán, cũng như các nhà phân tích đều cho thấy, ETF ít nhiều sẽ tạo ra bước chuyển mới về sản phẩm đầu tư trên thị trường. “Số lượng nhà đầu tư vào thị trường chắc chắn sẽ gia tăng, vấn đề chỉ là thời gian”, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Hàng hải (MSBS) nhận định.
Một động lực khác đang được TTCK kỳ vọng sẽ được đón nhận thêm nhiều “hàng hót” là chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa của Chính phủ. Điều này không những trực tiếp cung cấp hàng hóa cho thị trường, mà còn gián tiếp tác động tích cực lên TTCK thông qua sự chuyển biến trong công tác tái cấu trúc nền kinh tế.
Đặc biệt hơn, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chỉ đạo quyết liệt hơn đối với công tác cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp đang xác định giá trị đến quý III/2014 công bố được giá trị doanh nghiệp, và cuối quý IV/2014 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Ở một góc nhìn xa hơn, Đề án về TTCK phái sinh đã được Thủ tướng thông qua, và theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dự định cuối năm nay sẽ có Nghị định về TTCK phái sinh. Còn các công việc khác như chuẩn bị hệ thống, giáo trình, đào tạo cho thị trường,…đều đang được tiến hành gấp rút.
Nếu có thể thì đến năm 2016, TTCK phái sinh sẽ chính thức được vận hành. Bởi vậy, về trung và dài hạn, cơ hội thu hút dòng tiền tham gia từ nhà đầu tư trong và ngoài nước đang được kỳ vọng rất lớn từ các sản phẩm phái sinh.
Cơ hội tăng dòng tiền
Một chuyên gia cho rằng, dòng tiền lớn luôn chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào TTCK khi các yếu tố vĩ mô thuận lợi. Dòng tiền này không chỉ được chứng minh từ lượng tiền đang “nằm chờ” trong tài khoản nhà đầu tư trong nước, mà còn kỳ vọng rất lớn từ sự tham gia của khối ngoại.
Theo báo cáo quý II/2014 được công bố bởi một số công ty chứng khoán cho thấy, số dư tiền và tương đương tiền tại cuối quý II đã tăng mạnh so với thời điểm đầu năm (đạt trên 700 tỷ đồng, so với con số trên 200 tỷ đồng vào đầu năm). Mặc dù điều này đang cho thấy tâm lý vẫn có phần lo ngại của nhà đầu tư, nhưng thị trường đang có nhiều yếu tố thúc đẩy để có thể duy trì tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Vào thời điểm hiện tại, vốn ngoại tạo được ấn tượng về con số tăng trưởng. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị chứng khoán mua thuần (sau khi đã trừ đi giá trị bán) trên TTCK đã đạt 7.200 tỷ đồng, tăng khoảng 65% so với 6 tháng đầu năm 2013 (4.300 tỷ đồng); đồng thời cao hơn cả năm 2013 (6.600 tỷ đồng).
Chưa dừng ở đó, TTCK Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, với kết quả đàm phán tích cực với Ủy ban Chứng khoán các nước châu Âu dựa trên chương trình ESMA đang “mở đường” cho các quỹ đầu tư lớn của khu vực này vào Việt Nam.
Đồng thời, cũng theo thông tin từ UBCKNN, để thu hút mạnh mẽ hơn nữa dòng vốn ngoại từ các nhà đầu tư tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư vào Việt Nam, cơ quan quản lý đã và đang tiến hành các thủ tục cần thiết để nâng hạng TTCK Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên “thị trường mới nổi” trong bảng xếp hạng của MSCI (Morgan Stanley Capital International). Các chuyên gia cho rằng, nếu thị trường sớm được nâng hạng và với tính hấp dẫn hiện có, TTCK Việt Nam sẽ tạo ra lực hút đối với các quỹ đầu tư ngoại./.
Duy Thái
顶: 4踩: 523
【brøndby đấu với copenhagen】Chứng khoán Việt Nam: Nhiều cơ hội lớn đang chờ đón
人参与 | 时间:2025-01-10 00:14:59
相关文章
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy nhu cầu toàn cầu đang phục hồi
- Bắt gần 1 tấn hàng nghi là mực giả
- Con chắc suất vào đại học nhờ xét học bạ, bố mẹ yên tâm
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Nguồn cung bất động sản khu công nghiệp phía Nam sẽ tăng mạnh
- Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với nhiều mối lo ngại kết hợp
- Thầy giáo bắt 20 học sinh ngâm điện thoại vào nước vì vi phạm nội quy
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Học phí và phương thức tuyển sinh trường ĐH Dược Hà Nội 2023
评论专区