Nhiều bộ,ảingânvốnđầutưcôngvẫnìạkq c2 đêm qua ngành lượng vốn lớn, giải ngân rất chậm
Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN, theo Bộ Tài chính, ước thanh toán 6 tháng đầu năm 2018 là hơn 130.013 tỷ đồng, đạt 32,53% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 33,85% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 25,59% kế hoạch Quốc hội giao và 29,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó: Vốn trong nước là hơn 119.527 tỷ đồng, đạt 35,19% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 36,05% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) là 6.664 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia là 2.743,9 tỷ đồng). Vốn ngoài nước là hơn 10.486 tỷ đồng, đạt 17,48% kế hoạch Quốc hội giao và 19,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc giải ngân vốn của một số bộ, ngành, địa phương 6 tháng năm 2018 đã có những chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm và đạt cao hơn so với tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2017. Trong đó, vốn trong nước có tỷ lệ giải ngân cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Có 8 bộ, ngành trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 50% kế hoạch. Đặc biệt, có 1 bộ, ngành và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% kế hoạch, gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (79,55%), tỉnh Quảng Ninh (82,79%), tỉnh Hải Dương (69,77%), tỉnh Nam Định (68,96%).
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương có số giải ngân thấp. 35/56 bộ, ngành và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2018 thấp hơn 25%. Cá biệt, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đến thời điểm này vẫn chưa giải ngân được đồng vốn nào. 15 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 10%, như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao (gần như chưa giải ngân với mức giải ngân rất thấp: 1,6% và 4,2%). Ngoài ra, một số bộ có số vốn kế hoạch lớn trong năm cũng giải ngân rất chậm khi “ghi danh” vào top 15 bộ ngành giải ngân thấp như: Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
Qua rà soát, một số dự án có kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân bằng 0%, do một số nguyên nhân. Cụ thể, Dự án hiện đại hóa tín hiệu thông tin đường sắt các tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên và Khu đầu mối Hà Nội (Dự án tín hiệu thông tin 3 tuyến phía bắc và khu đầu mối Hà Nội) giai đoạn 2 được đăng ký kế hoạch vốn nước ngoài là 100 tỷ đồng, tuy nhiên hiện hiệp định vay của dự án không có hiệu lực. Hay dự án Bệnh viện Chợ Rẫy hữu nghị Việt - Nhật đăng ký kế hoạch vốn 1.140 tỷ đồng, tuy nhiên đang gặp vướng mắc với tư vấn Nhật Bản về thiết kế cơ sở bệnh viện nên chưa thể đấu thầu rút vốn trong năm 2018.
Về giải ngân vốn trong nước, một số dự án khởi công mới có tỷ lệ giải ngân rất thấp, do sau khi có thông báo vốn, các đơn vị mới tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công xây lắp (ví dụ: các dự án thuộc Đề án 125 của Bộ Y tế). Một số dự án khởi công mới phải lựa chọn tư vấn thiết kế, chưa tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp nên giá trị thanh toán chưa đạt nhiều (dự án thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)...
Hoàn thành đến đâu phải nghiệm thu đến đấy
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giải ngân, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục về phê duyệt thiết kế, dự toán, thủ tục đấu thầu đối với các dự án hoặc hạng mục mới. Đối với các dự án phải điều chỉnh dự án đầu tư, các bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc để sớm hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án.
Đối với các bộ, ngành, địa phương có vướng mắc trong việc sáp nhập, tổ chức lại các ban quản lý dự án (QLDA) hoặc có vướng mắc trong triển khai công tác ký hợp đồng ủy thác đối với ban QLDA, đề nghị có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể. Các bộ, ngành, địa phương đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu ngay khi có khối lượng hoàn thành để hoàn thiện thủ tục và ra thanh toán vốn tại cơ quan thanh toán.
Theo ông Triệu Thọ Hân, Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn, Bộ Tài chính đã rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán vốn đầu tư. Bộ chủ động ban hành thông tư sửa đổi các nội dung nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thanh toán vốn đầu tư công. Theo đó, quy định thời hạn xem xét khi Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ rút ngắn từ 7 ngày xuống 4 ngày; kiểm soát thanh toán ở Kho bạc Nhà nước theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng. Như vậy, vừa đảm bảo thuận lợi tối đa cho các chủ đầu tư, đồng thời vẫn kiểm soát được thanh toán vốn theo quy định.
Minh Anh