【kq japan】Mượn đường Việt Nam nhập khẩu tôm

muon duong viet nam nhap khau tomMinh Phú lên tiếng về cáo buộc tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ
muon duong viet nam nhap khau tomXuất khẩu nông,ượnđườngViệtNamnhậpkhẩutôkq japan lâm, thủy sản chỉ tăng hơn 1% trong 5 tháng
muon duong viet nam nhap khau tomXuất khẩu thủy sản quý II dự kiến tăng 8%
muon duong viet nam nhap khau tomMượn đường Việt Nam nhập khẩu tôm
muon duong viet nam nhap khau tom
Sảm phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: T.H

Hạn chế tai tiếng tôm Việt

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, thời gian dài vừa qua, Việt Nam có nhập khẩu tôm từ một số nước như Ecuador, Ấn Độ, nhưng đa phần lượng tôm này mượn Việt Nam trung chuyển để điểm tới cuối cùng là Trung Quốc.

Để hạn chế tình trạng trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong rất nhiều năm phản ảnh tình hình này lên Chính phủ và bộ ngành liên quan nhằm tránh tai tiếng cho ngành tôm Việt. Đến thời điểm này, đã giảm thiểu tối đa chuyện trên qua các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trong giai đoạn tôm nuôi bị dịch bệnh EMS (2010-2015) làm thiệt hại lớn, nguồn tôm nguyên liệu giảm, các cơ sở chế biến Việt đành chữa lửa phần nào thông qua tận dụng nguồn tôm giá rẻ nói trên.

Từ vài năm lại đây, chương trình hành động quốc gia phát triển ngành tôm đã có chuyển biến rõ rệt, nguồn tôm nuôi tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu các cơ sở chế biến. Từ cuối năm 2018 chương trình SIMP từ Hoa Kỳ có hiệu lực là sự cảnh báo mạnh mẽ nhất để các doanh nghiệp tôm Việt biết chọn đường đi đúng đắn.

Riêng đối với tập đoàn thủy sản Minh Phú, việc nhập khẩu tôm dùng làm nguyên liệu chế biến cũng không nhiều. Theo thống kê sơ bộ, lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) trong tổng lượng tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú. Không chỉ trong lĩnh vực chế biến thủy sản, mà trong rất nhiều lĩnh vực khác, việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bổ sung cho sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.

Đòi lại sự công bằng cho tôm Việt

Ngày 5/6/2019, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nhận được thông tin về việc Ngài Darin LaHood, Nghị sỹ Hoa Kỳ đã gửi thư yêu cầu Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) tiến hành điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với Tập đoàn Minh phú. Yêu cầu này được đưa ra dựa trên thông tin từ một thư điện tử tới Nghị sĩ LaHood, cáo buộc về việc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có khả năng đã nhập khẩu tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến ở mức tối thiểu và xuất sang thị trường Hoa Kỳ với xuất xứ tôm Việt Nam.

Theo Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho đến nay, Minh Phú vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu hay thông báo nào từ CBP cho thấy CBP đã quyết định khởi xướng điều tra.

Một số doanh nghiệp thủy sản cho rằng, câu chuyện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thực hư ra sao chưa có cơ sở rõ ràng. Uy tín một doanh nghiệp cực kỳ quan trọng, thiết nghĩ Minh Phú không thể để yên, phải có sự bào chữa cho mình.

Sắp tới đây, khi Ấn Độ không còn ưu đãi thuế quan vào Hoa Kỳ, tôm Ấn Độ sẽ bị hai loại thuế khi bán vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp nào vi phạm như Minh Phú bị cáo buộc chắc sẽ bị cơ quan chức năng Hoa Kỳ kiểm tra, giám sát. Nếu vi phạm nhiều cũng có thể bị biện pháp răn đe mạnh hơn. Cho nên tình huống hiện nay của Minh Phú là một bài học, một cảnh báo chung cho các doanh nghiệp tôm Việt. Khi tôm Ấn Độ hết ưu đãi thuế quan khi bán vào Hoa Kỳ, tôm Việt sẽ tăng lợi thế ở thị trường này.

Các doanh nghiệp thủy sản hy vọng Minh Phú sẽ chứng minh được không vi phạm pháp luật của bất kỳ quốc gia nào, đòi lại sự công bằng cho mình để ngành tôm Việt được sự tín nhiệm ngày càng tốt hơn từ tất cả thị trường.

Thể thao
上一篇:Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
下一篇:Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid