【soi kèo phạt góc arsenal】Cùng con viết tiếp ước mơ
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:19:24 评论数:
Những ước mơ xanh
Năm nay 14 tuổi nhưng Nguyễn Thị Hà Giang,ếttiếpướcmơsoi kèo phạt góc arsenal học sinh Trường THCS Tân Phú, TP. Đồng Xoài đã định hình về nghề nghiệp tương lai của mình với ước mơ trở thành bác sĩ. Có ước mơ cho riêng mình, đó là động lực để Hà Giang say mê học tập, mang lại nhiều điều tích cực cho bản thân, gia đình và khiến mình luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Ngoài thành tích học xuất sắc các môn, Hà Giang cũng rất năng nổ với các hoạt động phong trào. Em chính là một trong 5 đại biểu ưu tú của tỉnh đi dự Liên hoan thiếu nhi 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia năm 2022 diễn ra trong những ngày đầu tháng 8. Đây là niềm tự hào, vinh dự với một học sinh vừa tròn 14 tuổi.
Em Nguyễn Thị Hà Giang (tóc ngắn, đứng giữa) - 1 trong 5 đại biểu ưu tú của Bình Phước tham gia giao lưu văn hóa thiếu nhi 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia vừa được tổ chức vào đầu tháng 8 tại TP. Hồ Chí Minh
Những ước mơ của Hà Giang luôn được gia đình chắp cánh chứ không áp đặt và em hạnh phúc vì điều đó. Giang tiết lộ: “Khi ba mẹ không áp đặt lên mình, em có thể thoải mái chọn nghề nghiệp trong tương lai. Không chỉ vậy, em còn được thỏa thích với các đam mê của mình như đàn, họa và tham gia các cuộc thi đàn, hát… khiến cuộc sống luôn nhiều năng lượng tích cực”.
Trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ được ví như chìa khóa giúp mọi người mở cánh cửa bước ra thế giới. Được tiếp cận, Cao Hoàng Bảo Trâm, phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài lại càng say mê và mong muốn trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ. Năm nay mới 13 tuổi nhưng ước mơ đã bắt đầu được em vun đắp và nuôi dưỡng. Theo học ở các trung tâm ngoại ngữ, tự rèn luyện ở nhà, đó chính là cách để em thực hiện ước mơ. “Em nghĩ rằng ngoại ngữ rất cần thiết cho cuộc sống bây giờ và trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ cũng mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho cuộc sống và mỗi người” - Bảo Trâm chia sẻ.
Còn với Nguyễn Ngọc Diệp ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài, tuy năm nay mới 9 tuổi nhưng em đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang. Biết rằng ước mơ có thể thay đổi theo thời gian nhưng với cô bé này đó là nguồn cảm hứng để em có niềm vui và động lực phấn đấu. Và cách để Ngọc Diệp nuôi dưỡng đam mê cũng rất thiết thực: “Sau giờ học, những lúc rảnh em thường lấy bộ kỹ thuật ra may và thêu. Em sẽ cố gắng học thật tốt để theo đuổi ước mơ này”.
Ước mơ nào hay vào thời điểm nào cũng thật đẹp và là mục tiêu để phấn đấu. Với con trẻ, trong chặng đường phát triển có em sẽ nuôi dưỡng ước mơ đến khi trưởng thành, cũng có trẻ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Một ước mơ của trẻ được ví như một hạt giống tốt để các em ươm mầm, nuôi dưỡng và phát triển.
Đồng hành với ước mơ của con
Với quan điểm không áp đặt sở thích, mong muốn của cha mẹ vào con cái, chị Hoàng Thị Hà, mẹ của em Nguyễn Thị Hà Giang hoàn toàn tôn trọng ước mơ của con gái. Tuy không định hướng nhưng chị có cách riêng của mình để đồng hành với con hoàn thiện ước mơ, đó là phải có vốn ngoại ngữ. Khéo léo truyền cảm hứng, bổ sung những kỹ năng là cách chị hỗ trợ để theo đuổi ước mơ. Khi Hà Giang giành giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh về quê hương Bình Phước hay chiến thắng ở cuộc thi “My dream - My future”… chị biết rằng cách mình định hướng cho con ở thời điểm này hoàn toàn hợp lý. Chị Hà bày tỏ: Nuôi con thì mình không định hướng được vì sở thích của con thay đổi theo lứa tuổi. Song riêng ngoại ngữ thì mình có định hướng, bởi trong xu thế 4.0 này ngành nghề nào cũng yêu cầu có trình độ ngoại ngữ, cả về ngữ pháp lẫn giao tiếp, cho nên ngay từ đầu mình đã xác định cho con học.
Tại tọa đàm trực tuyến “Ước mơ của con - Kỳ vọng của cha mẹ”, ông Khuất Văn Quý, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: “Mong muốn, kỳ vọng thì không sai, nhưng nếu bố mẹ không tìm hiểu mong muốn, sở trường của con, không đặt mình vào vị thế của trẻ, có những kỳ vọng rất lớn thì sẽ tạo cho trẻ sự căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi người sinh ra có sở trường khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần đặt bản thân vào vị trí của trẻ, hiểu suy nghĩ của trẻ, cùng trẻ thực hiện ước mơ”. |
Đồng quan điểm đó, chị Hoàng Nữ Hồng Hạnh là mẹ của Cao Hoàng Bảo Trâm luôn quan tâm đầu tư và trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Con hoàn toàn được lựa chọn ước mơ, cha mẹ chỉ định hướng và giúp đỡ để nhịp bước của con đúng hướng. “Khi biết con có ước mơ trở thành giáo viên ngoại ngữ, mình rất bất ngờ vì con cũng mới tiếp cận với bộ môn này trong thời gian gần đây. Khi con trình bày ước mơ như vậy, mình đã cho con tham gia các khóa học tại trung tâm tiếng Anh. Đồng thời thường xuyên cho con xem các video về tiếng Anh để rèn luyện giao tiếp cũng như ngữ pháp. Ước mơ của con hoàn toàn do con quyết định” - chị Hạnh chia sẻ việc nuôi dưỡng ước mơ cho con.
Bất kể đứa trẻ nào cũng từng có một ước mơ rất lớn khi còn nhỏ. Ước mơ được xem như một ngọn đèn soi sáng để trẻ trở thành người có ích cho xã hội. Để ước mơ của con thành hiện thực, cha mẹ hãy là người tôn trọng, đồng hành và là người “bảo vệ ước mơ” đó cho con. Bảo vệ ước mơ cho con, đó không chỉ là lắng nghe mà còn phải sát cánh cùng con để tránh chệch hướng, sai đường hay khi con muốn thay đổi mục tiêu cho phù hợp với khả năng… Sự chăm sóc của cha mẹ sẽ giúp hạt mầm ước mơ của con khỏe mạnh, phát triển, mang lại nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống.