Theo ông Trinh, Bộ GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ các trường đại học trong việc rà soát thí sinh trúng tuyển có nghi vấn liên quan sai phạm.
顶: 1566踩: 26563
Trước câu hỏi của báo chí về việc có nhiều thủ khoa của một số trường đến từ tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Bộ GD&ĐT làm gì để trả lại điểm thật cho thí sinh ở 2 địa phương này, ông Trinh cho biết, các đối tượng đã sửa bài thi trắc nghiệm trước khi mang vào máy quét, vì vậy quá trình xử lý sẽ khác.
“Trước mắt, chúng tôi chấp nhận kết quả hiện nay để thực hiện việc tuyển sinh của các trường. Đây chỉ là kết quả tạm thời. Vụ việc đang được điều tra, về nguyên tắc, Bộ GD&ĐT không được phép chia sẻ nhiều thông tin. Hiện tại, các đối tượng đã có lời khai, cũng như đã có danh sách những người có sai phạm. Cơ quan chức năng đang điều tra, dùng các biện pháp kỹ thuật, kể cả công nghệ cao để sớm có giải pháp”, ông Trinh khẳng định.
Theo ông Trinh, Bộ GD&ĐT và Bộ Công an xác định rà soát điểm thi ở các tỉnh sai phạm là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện Bộ Công an đang nỗ lực về nguồn lực và kỹ thuật, tài chính để sớm xác minh những bất thường về điểm thi.
Ông Trinh khẳng định: “Những sai phạm ở tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chắc chắn là cá biệt, không thể nói cả 63 tỉnh thành đều như vậy. Các sở GD&ĐT, những người trong cuộc cũng rất bất bình, phản đối, không thể tin có sai phạm như thế và quan điểm nếu có thì phải xử lý”.
Tuy nhiên, hiện các trường đang xét tuyển mà sai phạm trong thi cử ở một số địa phương chưa được làm rõ, nhiều thí sinh lo ngại sẽ mất cơ hội vào đại học. Trước thông tin này, ông Trinh cho biết, mỗi năm có khoảng gần 460.000 thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học. Số thí sinh tăng điểm nhờ gian lận đương nhiên không nhiều. Về lý thuyết, có tỉ lệ nào đó gọi là "mất chỗ" nhưng thực tiễn là ít. Nếu câu chuyện này xảy ra, các trường đại học sẽ có ý kiến, trực tiếp trao đổi với Bộ GD&ĐT và đơn vị liên quan như Bộ Công an.
Theo ông Trinh, hiện nay tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng dựa trên tinh thần tự chủ. Chẳng hạn, phương thức thế nào, sử dụng hình thức tuyển sinh ra sao, kết quả của kỳ thi THPT quốc gia ở mức độ nào… là quyền của các trường.
Để đảm bảo chất lượng, các trường có giải pháp riêng như: Sơ tuyển, đánh giá năng lực hoặc hệ số điểm cho môn chính. Nói chung, hình thức rất đa dạng. Nếu cần, Bộ GD&ĐT hỗ trợ tùy vào yêu cầu của từng trường và khi có kết quả cụ thể của các trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét.
Ông Trinh cũng nhấn mạnh: “Tuy nhiên, một giải pháp căn cơ, bài bản mà chúng tôi rất muốn làm là các trường phải siết chặt đào tạo, sàng lọc chuẩn xác, để đến lúc nào đó tuyển sinh trở nên nhẹ nhàng, học sinh không cần phải gian lận”.
Trước thông tin các trường an ninh, quân đội có nhiều thí sinh ở Hòa Binh, Sơn La, Lạng Sơn, ông Trinh đánh giá, báo chí đã đưa ra những con số tôi rất xác đáng. Nhưng không nên đặt vấn đề tất cả học sinh đều liên quan gian lận thi cử, như thế rất tổn thương các em.
“Chúng ta đang trong quá trình xử lý. Do đó, trước mắt tạm thời chấp nhận kết quả để tuyển sinh và thực tế các em đã được xét tuyển. Có kết quả điều tra sẽ soi chiếu quy chế để xử lý, lúc đó sẽ trả về thực tế, thậm chí xử lý ở mức độ cao nhất”, ông Trinh cho biết.
【giải u19 pháp】Đã xác định được đối tượng liên quan đến sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, Sơn La
人参与 | 时间:2025-01-13 07:27:13
相关文章
- Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- Điều tra vụ đấu giá mỏ cát mở thầu 1,2 tỷ đồng kết quả lên hơn 370 tỷ đồng
- Vụ Bệnh viện FV kiện bệnh nhân: Đã có kết luận chuyên môn của Bộ y tế
- TP.HCM cách ly Covid
- Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- Bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
- Cảnh báo hiện tượng giả mạo shipper, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Hàng tạm nhập tái xuất ách tắc sẽ điều tiết ra sao?
- Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- Quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu
评论专区