发布时间:2025-01-11 02:00:08 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Theo tin tức trên VnExpress, Nhà nước Hồi giáo hôm qua tuyên bố chấp nhận lời thề trung thành mà tổ chức khủng bố vùng Tây Phi Boko Haram đưa ra trước đó. Theo AP, trong một đoạn băng ghi âm do ban truyền thông al-Furqan trực thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) công bố, Abu Mohammed al-Adnani, đại diện của nhóm khủng bố IS, khẳng định IS đã có thể mở rộng thế lực sang vùng Tây Phi. Al-Adnani đồng thời lên tiếng thúc giục các tay súng nước ngoài nhanh chóng tới gia nhập Boko Haram.
Động thái này được thực hiện chỉ vài ngày sau khi lãnh đạo Boko Haram là Abubakar Sheka đăng tải một đoạn băng ghi âm lên mạng, trong đó y cam kết sẽ luôn nghe theo và tuân thủ Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS, trong mọi hoàn cảnh, cả khi khó khăn lẫn những lúc thịnh vượng.
Nhóm khủng bố Boko Haram năm ngoái giết hại khoảng 10.000 người. Tổ chức này bị cáo buộc đã bắt cóc hơn 275 nữ sinh ở vùng Tây Phi. Tháng 8/2014, theo bước chân IS, Boko Haram cũng tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo ở vùng đông bắc Nigeria. Đến nay chúng đã mở rộng lãnh thổ trên một khu vực có diện tích ngang bằng nước Bỉ. Hồi đầu năm, chúng bắt đầu tấn công tràn qua biên giới với Cameroon.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực cung cấp viện trợ cần thiết để giúp đỡ liên minh gồm 5 quốc gia châu Phi chiến đấu chống lại sự bành trướng của Boko Haram.
Theo Zing News, Quân đội chính phủ Iraq đã giành lại gần trọn vẹn thành phố Tikrit mà lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang chiếm đóng. Theo CNN, 23.000 binh sĩ Iraq, dưới sự hỗ trợ của liên quân quốc tế, đã triển khai máy bay chiến đấu, pháo binh hạng nặng và xe tăng trong cuộc giao tranh với phiến quân IS tại thành phố Tikrit, một trong những căn cứ quan trọng ở Iraq của IS.
Sau nhiều ngày đụng độ, quân đội Iraq ngày 13/3 tuyên bố họ đã kiểm soát 75% thành phố Tikrit. Khoảng 150 tay súng của IS đang cố thủ ở những căn cứ còn lại trong thành phố. Abu Mohammed al Adnani, người phát ngôn của IS, gọi tuyên bố chiến thắng của liên quân là "lừa đảo, giả dối".
Quân đội Iraq đang dần giành lại quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Tikrit
Tikrit là quê hương của Saddam Hussein. Phiến quân IS đã chiếm thành phố này từ tháng 6/2014. Ngày 1/3, Thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq ra lệnh cho quân đội tái chiếm Tikrit và tỉnh Salaheddin. Tuy nhiên, IS đã quyết liệt chống trả và gây thương vong đáng kể cho các binh sĩ Iraq. Theo BBC, IS đã sử dụng khí độc chlorine để đáp trả quân đội chính phủ.
Nếu quân đội Iraq có thể chiếm lại Tikrit, đây sẽ là chiến thắng quan trọng để họ tiếp tục tái chiếm Mosul, thành phố lớn Iraq đang do các chiến binh IS kiểm soát. "Chúng tôi quyết tâm quét sạch IS ra khỏi Mosul và đó cũng là nơi xóa sổ phiến quân tại Iraq", Khaled al-Obedi, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq nói.
Theo VnExpress, Thổ Nhĩ Kỳ bắt một điệp viên làm việc cho quốc gia thuộc liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu, người đã giúp ba thiếu nữ Anh vượt biên đến Syria để tham gia phiến quân. "Điệp viên này đã bị bắt. Anh ta làm việc cho tình báo của một nước thuộc liên minh", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu hôm qua cho biết.
Ông không nói cụ thể điệp viên làm việc cho nước nào, nhưng cho biết quốc gia này không phải là Mỹ hay thuộc Liên minh châu Âu. Liên quân chống IS còn bao gồm các nước như Arab Saudi, Qatar, Jordan, Bahrain, Australia và Canada.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết điệp viên này đang bị giam giữ. "Anh ta làm việc cho cơ quan tình báo của một quốc gia thuộc liên minh nhưng không phải là công dân nước đó, và cũng không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói.
Ba thiếu nữ Anh vượt biên đến Syria để tham gia phiến quân
Một nguồn thạo tin từ an ninh châu Âu cho biết người đàn ông bị bắt có kết nối với cơ quan An ninh Tình báo Canada (CSIS). Nguồn tin chính phủ Canada khẳng định anh ta không phải là công dân Canada và không thuộc biên chế của CSIS. Tuy nhiên, nguồn tin không trả lời khi được hỏi người bị bắt có làm việc cho CSIS hay không. Văn phòng Bộ trưởng An ninh Công cộng Canada Steven Blaney cũng không đưa ra bình luận.
Cảnh sát Anh và gia đình các thiếu nữ đã kêu gọi con gái trở về nhà sau khi ba em bay từ London tới Istanbul ngày 17/2. Amira Abase, 15 tuổi; Shamima Begum, 15 tuổi; và Kadiza Sultana, 16 tuổi, được cho là đã vào khu vực bị IS kiểm soát ở Syria.
Hàng nghìn người nước ngoài đến từ hơn 80 quốc gia, trong đó có Anh, các phần khác của châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, đã gia nhập hàng ngũ IS và các nhóm cực đoan khác ở Syria và Iraq. Nhiều người đến các nước này qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cho biết cần thêm thông tin từ tình báo nước ngoài để ngăn chặn họ.
Thanh Niên đưa tin, Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) được cho là đã cài bom chứa khí độc chlorine ven đường tại thành phố Tikrit, nơi đang diễn ra cuộc chiến giữa liên quân Iraq và IS tại miền bắc Iraq, BBC đưa tin ngày 12.3. Đoạn video do một đội gỡ bom Iraq quay lại và đã được đăng tải trên BBC cho thấy một chùm khói dày màu cam bốc lên từ một trái bom nổ được cho là do IS cài ven đường.
Đội gỡ bom mìn Iraq khẳng định với BBC rằng họ đã vô hiệu hóa “hàng tá” bom chứa chlorine, một loại khí độc cực mạnh. “Họ đã bơm chlorine vào những trái bom tự chế”, ông Haider Taher, thành viên của đội gỡ bom, cho hay. Ông Taher kể lại rằng đội của ông đã vô tình gây nổ một trái bom chứa khí chlorine tại ngoại ô Tikrit cách đây 6 tuần. “Cổ họng của chúng tôi tắc nghẹn, chúng tôi đã không thở nổi… May mắn là có một xe quân y ở đó cứu chữa cho chúng tôi kịp thời”, ông này nói với BBC.
Iraq tung video IS dùng bom chứa chất độc chết người
Khí Chlorine bị xếp vào loại khí gây ngạt, gây cháy phổi nếu hít phải số lượng lớn. Tuy nhiên, nó vẫn không nguy hiểm bằng khí độc thần kinh, theo BBC. Ông Hamish de Bretton-Gordon, một chuyên gia vũ khí hóa học thuộc công ty an ninh SecureBio (Anh), cho biết bom chứa khí chlorine được chế tạo nhằm mục đích gây hoang mang, lo sợ. “Đây là vấn đề về tâm lý nhằm không chỉ khiến cho người dân Tikrit lo sợ, mà còn gây hoang mang cho binh sĩ gỡ bom Iraq”, chuyên gia này cho hay.
Tại Iraq, bom cài vệ đường có chi phí thấp, dễ làm và được các nhóm phiến quân sử dụng rộng rãi, theo BBC. Tờ Guardian (Anh) cho biết đây không phải là lần đầu tiên có thông tin IS sử dụng vũ khí hóa học. Hồi tháng 10.2014, các quan chức người Kurds và các bác sĩ tại Syria cũng khẳng định tổ chức Hồi giáo cực đoan này đã thả khí độc vào Kobani, thị trấn chiến lược ở miền bắc Syria.
Loan Nguyễn
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 3/3/2015相关文章
随便看看