【lich thi dau hom nay va ngay mai】Các dấu hiệu lâm sàng cho thấy bệnh Covid
Bộ Y tế tìm giải pháp chống nóng cho nhân viên y tế chống dịch Covid- 19 | |
Một số chùm ca bệnh Covid-19 ở Hà Nội có dấu hiệu phức tạp | |
Các dấu hiệu sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cần đến bệnh viện |
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam khuyến cáo "5 bước theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà". |
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra những dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân Covid-19 được đánh giá là "có nguy cơ diễn biến nặng" và cần được can thiệp y tế, gồm: Bệnh nhân mệt lả đi, giảm khả năng vận động so với trước, bệnh nhân có thể cảm thấy tức ngực, có dải bó thắt trong ngực, khó thở... Nặng hơn nữa là bệnh nhân bị tụt SPO2, khó thở, nhịp thở nhanh...
Bên cạnh đó, các dấu hiệu bệnh nhân chuyển biến nặng khi rối loạn chỉ số trên các xét nghiệm. “Khi phát hiện bất thường từ các kết quả xét nghiệm, chúng ta can thiệp ngay thì sẽ hiệu quả tốt và giảm thiểu được rất nhiều các ca bệnh nặng và tử vong. Còn nếu như chúng ta không thể phát hiện ở giai đoạn đó (trên các xét nghiệm) để sang giai đoạn có triệu chứng lâm sàng nặng thì can thiệp lại ít hiệu quả hơn”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết.
Hiện nhiều tỉnh dịch Covid-19 đã lan rộng, số ca mắc tăng nhanh và nhiều mỗi ngày. Số bệnh nhân Covid-19 nặng cần chăm sóc y tế cũng tăng cao. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, vai trò của tuyến cơ sở rất quan trọng trong việc hạn chế các ca Covid-19 nặng, giảm thiếu số ca tử vong, nhất là ở tầng 1 và tầng 2 của tháp điều trị 3 tầng.
Cụ thể, ở tầng 1 (thu dung bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ), tuyến y tế cơ sở phát hiện sớm được các ca có nguy cơ diễn biến nặng và kịp thời điều trị để ngăn chặn xu hướng diễn biến nặng lên thì tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng sẽ giảm đi và giảm áp lực cho tầng 2.
Ở tầng 2 (thu dung bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng trung bình) khi mà bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu nặng mà được các cơ sở y tế can thiệp sớm, đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế, được kiểm soát tốt các rối loạn thì tỷ lệ bệnh nhân tăng nặng đến mức phải thở máy (phải lên tầng 3 khu hồi sức tích cực) sẽ thấp đi.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, việc giảm bệnh nhân nặng chuyển lên tuyến trên sẽ giảm được áp lực cho hệ thống hồi sức tích cực. Khi số lượng bệnh nhân nặng ở mức vừa phải, hệ thống hồi sức tích cực mới đảm bảo được việc chăm sóc và điều trị tốt cho bệnh nhân. “Còn nếu lượng bệnh nhân nặng quá lớn, bệnh nhân phải thở máy hoặc ECMO (tim phổi nhân tạo) nhiều, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị thì chúng ta không đảm bảo được việc điều trị hiệu quả cao”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói về định hướng điều hành giá xăng dầu và ngân sách 2016
- ·Mỹ cảnh báo Trung Quốc không khiêu khích sau phán quyết của PCA
- ·Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng tại Quảng Trị
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền việc sử dụng xăng E5
- ·Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì về nghi vấn găm hàng chờ giá xăng tăng?
- ·Hệ giá trị và tư duy thấu cảm
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Năm 2016 phấn đấu tăng trưởng GDP ở mức 6,7%
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM
- ·Campuchia chuyển xe tăng về gần thủ đô Phnom Penh
- ·Hai tàu Hải quân Ấn Độ cùng 660 sỹ quan, thủy thủ cập cảng Cam Ranh
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Chất vấn phải truy rõ trách nhiệm thuộc về ai
- ·Hai tàu Hải quân Ấn Độ cùng 660 sỹ quan, thủy thủ cập cảng Cam Ranh
- ·Tết Trung thu, "thời gian vàng" để lợi dụng kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Việt Nam và thỏa thuận lịch sử của COP 21