Ngày 18/2,ếchâuPhiđốimặtnguycơsuythoákết quả trận romania Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nigeria, nền kinh tế có quy mô lớn nhất châu Phi, trong năm 2020 xuống 2%, so với mức dự báo 2,5% đưa ra trước đây, do giá dầu thô thế giới có chiều hướng đi xuống kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Hiện quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất "Lục địa Đen" này là một trong những nước cung cấp dầu hàng đầu sang thị trường Trung Quốc.
IMF cho rằng, ngoài Nigeria, 21 quốc gia châu Phi có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô khác như Nam Sudan và Angola, hai nước hiện xuất khẩu lần lượt 95% và 60% sản lượng dầu thô sang Trung Quốc, cũng sẽ chịu thiệt hại. Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu quặng kẽm và đồng lớn nhất của Eritrea, chiếm tới 58% sản lượng khai thác của quốc gia Đông Phi này, cũng như nhập tới 45% sản lượng khai thác cobalt của CHDC Congo.
Theo ngân hàng Renaissance Capital của Nga, Angola - quốc gia mà tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc hiện chiếm tới 23% GDP, đã phải tạm dừng phần lớn các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục do nhu cầu suy giảm trầm trọng. Ngoài ra, là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 tại châu Phi, kinh tế Angola sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn khi giá dầu thế giới đang trong xu hướng giảm do bùng phát dịch COVID-19. Renaissance Capital đánh giá rằng tình trạng đình đốn của của các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cộng với xu hướng giảm giá dầu trên thị trường thế giới sẽ tạo ra một "cơn bão" ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của châu Phi, nhất là trong bối cảnh kim ngạch thương mại giữa lục địa này và Trung Quốc năm ngoái đạt tới 208 tỷ USD.
Riêng với Nam Phi, tác động của COVID-19 còn đi kèm với tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng gây mất điện luân phiên trong nhiều tháng qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do vậy, hôm 18/2, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2020 xuống dưới 1%.
Cùng ngày 18/2, tập đoàn khai khoáng First Quantum của Canada cho biết đã phải hoãn lịch đàm phán về việc phân chia cổ phần với các đối tác Trung Quốc trong một dự án khai thác quặng tại Zambia, quốc gia có trữ lượng quặng kim loại lớn thứ 2 tại châu Phi.
Trong khi đó, các công ty ở CH Séc cũng bắt đầu cảm nhận những ảnh hưởng của dịch COVID-19 do hàng hóa của họ bị phong tỏa tại các kho hàng Trung Quốc và việc giao hàng bị chậm trễ hoặc đã ngừng hoàn toàn do hạn chế sản xuất hoặc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc.
Dịch COVID-19 đang khiến các công ty lắp ráp các hệ thống viễn thông, an ninh hoặc giải trí hay các nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng và tự động hóa công nghiệp Séc lo lắng. Trung Quốc cung cấp đèn LED, tấm pin Mặt trời, linh kiện điện, các loại cảm biến cũng như mạch điện và pin hoàn chỉnh cho các nhà sản xuất Séc với số lượng lớn.
Các thương nhân cũng bắt đầu cảm nhận được sự chậm trễ trong việc giao hàng từ Trung Quốc vì đây là một "công xưởng toàn cầu" cho các bộ phận, linh kiện và sản phẩm cuối cùng. Cửa hàng điện tử lớn nhất CH Séc là Alza.cz đang chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 đối với việc sản xuất hàng hóa từ Trung Quốc.
Dịch bệnh cũng đã làm giảm sản lượng và doanh số bán xe Škoda tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới đối với xe này, với doanh số 282.000 xe năm ngoái. Do COVID-19, Tập đoàn Volkswagen hiện đã gia hạn nghỉ phép tại các nhà máy ở Trung Quốc. Ban đầu, hoạt động sản xuất tại các nhà máy này dự kiến sẽ được nối lại vào ngày 17/2, nhưng hãng đã quyết định tiếp tục đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Các chuyên gia nhận định trong trường hợp tình hình ở Trung Quốc được kiểm soát và dịch bệnh không lan sang các nước khác, thì tác động đối với nền kinh tế Séc sẽ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu vấn đề vẫn tồn tại lâu dài, người mua hàng Trung Quốc tại Séc sẽ cần tìm nhà cung cấp mới./.
Theo TTXVN