【kq celtic】Nhiều đại biểu Quốc hội và người dân đồng tình với việc cải cách bộ máy của Bộ Tài chính

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:25:49

nhieu dai bieu quoc hoi va nguoi dan dong tinh voi viec cai cach bo may cua bo tai chinh

ĐB Nguyễn Ngọc Phương.

Thông qua giám sát,ềuđạibiểuQuốchộivàngườidânđồngtìnhvớiviệccảicáchbộmáycủaBộTàichíkq celtic Quốc hội đã đưa ra nhận định rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Ngoài một số bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực sắp xếp tinh gọn bộ máy, nhiều nơi chưa thực sự vào cuộc. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

Đề án cải cách hành chính có từ năm 2010 với những nội dung quan trọng là: “Tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”. Nhưng sau 10 năm thực hiện, biên chế không giảm mà ngược lại còn phình ra. Số lượng cục, vụ, viện tăng. Nhiều bộ, số lượng thứ trưởng vượt quá quy định. Tình hình trên làm tăng gánh nặng quỹ lương, gây lãng phí, ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án tiền lương của Chính phủ.

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, tôi đã có ý kiến về vấn đề này và đến Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao cũng tiếp tục chất vấn. Chính phủ đã có báo cáo khá chi tiết trước Quốc hội về vấn đề này.

Trên thực tế, vẫn còn tình trạng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của một số cơ quan, tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp... Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp.

Báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được giao; 31/63 tỉnh, thành phố sử dụng vượt biên chế, có địa phương dôi dư 161 phó chủ tịch xã, phường… Điểm lại số liệu để thấy, việc tinh giản biên chế, giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính nhà nước được thực hiện rất chậm, thậm chí bộ máy ngày càng phình to hơn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, một số bộ như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công thương và một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã có những bước đột phá trong thực hiện tinh gọn bộ máy. Đây là kết quả đáng ghi nhận và các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt vào cuộc để thực hiện có hiệu quả việc tinh gọn bộ máy, giảm biên chế.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có những bước đột phá trong đổi mới, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Ông có nhận xét gì về kết quả thực hiện của Bộ Tài chính?

Qua phản ánh của báo chí, tôi được biết, những con số được công bố gần đây sau khi Bộ Tài chính thực hiện đề án tinh gọn bộ máy khá ấn tượng, được nhiều đại biểu Quốc hội và người dân đồng tình. Cụ thể như: Từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài chính đã cắt giảm được khoảng 3.000 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương. Từ năm 2015 đến nay giảm được gần 3.500 biên chế...

Kết quả sắp xếp, sáp nhập các đơn vị của Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm cải cách bộ máy; gắn cải cách bộ máy với cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật của ngành Tài chính. Đây là việc làm thể hiện trách nhiệm cao của Bộ Tài chính trong việc chấp hành nghị quyết trung ương Đảng, yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ trong thực hiện tinh giản biên chế.

Có ý kiến cho rằng phải quyết liệt cải cách bộ máy, giảm biên chế, nếu không, chúng ta không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, thu không đủ bù chi, không thể giảm chi thường xuyên do bộ máy cồng kềnh, số lượng biên chế tăng. Theo ông, ý kiến này có đúng không? Vì sao?

Nước ta hiện có hơn 90 triệu dân, nhưng có tới 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách. Chính vì thế, cân đối nguồn để chi lương hay chi cho tăng lương theo lộ trình luôn rất khó khăn và phải tìm kiếm từ nhiều nguồn.

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp thực hiện chủ trương của Chính phủ về thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát, giảm trần nợ công, tìm nhiều giải pháp quản lý để tăng thu ngân sách… Tôi chia sẻ với Bộ Tài chính, luôn ở thế khó khi đang nỗ lực để cân đối ngân sách, bởi vì “gánh nặng” chi thường xuyên không giảm, trong khi vẫn cần nhiều nguồn cho chi đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội... Do đó, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, quyết liệt tinh gọn bộ máy, giảm biên chế để giảm chi tiêu công. Cùng với đó, các đơn vị sự nghiệp công lập phải đẩy nhanh việc tự chủ, không phụ thuộc vào ngân sách. Nếu giảm được biên chế của khu vực này, sẽ giảm đáng kể nguồn chi từ ngân sách nhà nước.

Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ và Nghị quyết số 19-NQ/TƯ để khắc phục cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. Tôi cho rằng sẽ có những chuyển biến rõ rệt về vấn đề này trong thời gian tới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần theo lộ trình cụ thể, có bước đi thận trọng, linh hoạt, biết lắng nghe và làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức để tạo sự đồng thuận. Bên cạnh đó, cần có cơ chế lựa chọn người tài, có khả năng đảm bảo công việc được giao.

Về cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, cần phải theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển. Cùng với đó, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, siết lại chi thường xuyên để quản lý chặt chẽ nợ công và bội chi ngân sách.

Xin cảm ơn ông!

顶: 36443踩: 372