发布时间:2025-01-12 03:46:51 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Đó là đoạn hội thoại nghe lỏm được từ ô sin của nhà bà chị gái khi hai người nói chuyện qua điện thoại với nhau.
Từ trước tới nay,ếtnàylạikhổvớiôxem bóng đá asiad chỉ nghe nhiều người bạn “kháo” về việc ô sin đòi này, đòi nọ mỗi khi dịp tết đến nhưng chưa lần nào được chứng kiến cảnh như kể trên.
Nhiều gia đình dù muốn thuê nhưng có tiền chưa đủ mà phải biết chiều lòng ô sin. (Ảnh minh họa internet) |
Chị Nguyễn Thị Thành nhà trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) kể rằng, như thường lệ, đến dịp tết ngoài chuyện bận trăm công, ngàn việc kinh doanh cuối năm nhưng một việc không thể quên đó là mua quần áo mới, mua quà, lì xì, mua vé tầu xe, trả lương thưởng tháng tết… cho ô sin.
Một nghiên cứu mới đây do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và ILO thực hiện gần đây cho thấy, 46% các hộ gia đình được khảo sát ở Hà Nội và TP. HCM có người giúp việc và tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn trước năm 2000. Nữ giới chiếm tới 90,7% các giúp việc gia đình và phần lớn là lao động nhập cư. |
“Cả năm Sen (ô sin) ở với mình rồi. Đôi khi đi công tác cả tuần, tất cả phó mặc cho ô sin. Từ chuyện con cái ăn học thế nào, chơi bời ra sao… tất cả đều điều khiển từ xa cho ô sin quản lý. Dịp tết là lúc chiều Sen để ra tết lên sớm chút mình còn được nhờ”, chị Thành nói.
Chị Thành cho biết, ô sin nhà chị được trả 2,5 triệu/tháng, không tính tiền ăn, sinh hoạt cùng chủ. Hai năm nay, luật bất thành văn, lương tháng tết tăng thêm 1 triệu, trừ khoản lương vẫn nhận như bình thường. Các khoản mềm như lì xì, mua vé tầu xe, quà biếu gia đình… chủ tự lo.
“Với cam kết như vậy nên ra tết Sen lên đúng hẹn, không kèo nhèo, đòi hỏi gì nữa”, chị Thành cho biết thêm.
Cũng cảnh chiều ô sin như của chị Thành, chị Vũ Thị Thủy ở Trương Định – Hoàng Mai kể. để có được tình cảm của cô ô sin, nhiều khi chị vẫn phải mềm mỏng, bảo ban từ từ. Đôi khi mắng con mình nhưng không dám mắng ô sin.
“Dịp tết này, đích thân phải đi xếp hàng mua vé tầu cho ô sin về quê ăn tết nhưng vẫn không mua được. Nước cuối cùng là nhờ người quen nhưng mãi cũng mới lấy được vé”, chị Thủy nói.
Cũng theo chị Thủy, đích thân chị phải đi siêu thị cùng ô sin để cho tự chọn quà mang về quê. Giới hạn mức tiền cụ thể, muốn mua gì thì mua. Tiền lương tăng riêng, tiền tầu xe riêng, quần áo riêng… Nhưng phải cam kết, tiếp tục làm việc, thực hiện giao ước, tết phải lên sớm”, chị Thủy nói.
Ô sin làm cao, tại chủ nhà (Ảnh minh họa internet) |
Khác với hai trường hợp trên, chị Mai Hương ở Mai Hắc Đế (Hà Nội) lắc đầu. Năm nay còn chưa biết dụ ô sin thế nào vì năm trước ra tết xong ô sin chạy thẳng.
“Đến mồng 5 tết là phải đi làm, gọi ô xin “số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được” đã nghi nghi. Đến ngày đi làm, rồi vài ngày sau đó ô sin cũng không thấy đâu. Vất vả hơn tháng trời tất bật, chạy ngược suôi tìm ô sin mãi mới có. Năm nay hi vọng năm nay sẽ không giống như năm trước”, chị Mai Hương chia sẻ.
Theo bác Đỗ Thanh Hòa ở tập thể Bách Khoa (Hà Nội) – một người có kinh nghiệm chiều lòng và giữ chân ô sin cho biết, trước hết phải biết rõ gốc tích người làm. Tốt nhất là mối giới thiệu quen chứ chớ qua trung tâm dịch vụ. Khi nhận vào làm, có giấy tờ cam đoan, đảm bảo, thậm chí ký kết hợp đồng đàng hoàng. Giao ước trong quá trình giúp việc, những việc thông thường phải tự giác. Những việc giao thêm phải có trao đổi rõ ràng. Đặc biệt là một năm chỉ cho về quê 2 lần vào dịp tết và một dịp tự chọn.
Ngoài ra, theo nhiều gia đình thuê mượn ô sin lâu năm cho biết, dù cần người giúp việc thật nhưng cũng không nên để ô sin được tự do quá, nhất là chuyện sinh hoạt, trao đổi điện thoại, bạn bè. Tôn trọng và cư xử mềm mỏng như cần có nguyên tắc rõ ràng trong làm việc.
Xuân Hương
相关文章
随便看看