【kqbd lecce】Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:47:47

Ngày 1/7/2022 tại Đắk Lắk,áttriểnbềnvữngvùngTâyNguyênhếtsứcquantrọngtrongsựpháttriểnchungcủacảnướkqbd lecce Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên.

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

Đồng thời, định hướng các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Nhật Bắc)

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia; có diện tích lớn thứ ba cả nước với dân số gần 6 triệu người; có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và là đầu nguồn của 4 con sông lớn gồm sông Sê San, sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước ngọt cho khu vực hạ du của các địa phương thuộc hai vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.

Tây Nguyên cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế và phát triển, Tây Nguyên lại có xuất phát điểm thấp, điều kiện khó khăn như: kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao; trình độ dân trí thấp và chậm được cải thiện; tình hình di dân tự do diễn biến phức tạp; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu; đồng bào dân tộc thiểu số thiếu việc làm, không có đất sản xuất; an ninh, quốc phòng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp,…

Để hỗ trợ Vùng Tây Nguyên vượt qua những khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Vùng, Bộ Chính trị đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 10 ngày 18/01/2002 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 với mục tiêu “Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết một lòng cùng với cả nước xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hóa - xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh; tiến tới xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Nhật Bắc)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kết quả đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 cho thấy, tuy đã đạt được những thành tựu, kết quả quan trọng, nhưng phát triển của Vùng vẫn còn tồn tại nhiều nhiều hạn chế, yếu kém.

Do vậy, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Kết luận số 12 ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, trong đó khẳng định “Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước. Phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và đầu tưtương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ kịp thời các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước”.

Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Kết luận số 12, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành ở Trung ương, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương trong Vùng, Vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, qua đánh giá sơ bộ đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

“Các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cơ bản được hoàn thành; khẳng định Nghị quyết 10 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị đã thực sự đi vào cuộc sống”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Theo đó, kinh tế vùng Tây Nguyên đã đạt được kết quả khá toàn diện, quy mô kinh tế được mở rộng; chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng; Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đã được quan tâm; Việc giao đất, cho thuê đất, định canh, định cư đã được triển khai thực hiện kịp thời, từng bước khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở....

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng trong quá trình phát triển, vùng Tây Nguyên còn tồn tại khó khăn, hạn chế, như phát triển kinh tế của Vùng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp; Phát triển văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập, nhiều di sản văn hoá dân tộc vùng Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thách thức; Liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức; An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nguy cơ mất ổn định...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Nhật Bắc)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, với vị trí là địa bàn chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước.

Gợi mở một số vấn đề thảo luận cho các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần định hình lại, làm sâu sắc hơn các tiềm năng, lợi thế của Vùng Tây Nguyên. Từ đó, đề xuất được các quan điểm cần được xem xét, các cơ chế chính sách cần phải thay đổi; các ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư; các trục phát triển kết nối Vùng với khu vực Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và các địa phương của Lào, Campuchia để phát triển kinh tế xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của Vùng, Bộ trưởng lưu ý việc giải quyết các vấn đề nổi lên của Vùng như tập trung khôi phục và phát triển kinh tế rừng; bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, đa dạng sinh học và an ninh nguồn nước; giải quyết tình trạng đói nghèo, thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số của vùng; giải quyết dứt điểm tình trạng dân di cư tự do; thúc đẩy việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị cấp cơ sở nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của Vùng.

顶: 57踩: 97