TheảngNinhĐadạnghóahìnhthứchỗtrợdoanhnghiệboyaca chico vso số liệu thống kê, trong 5 năm gần đây, tốc độ thu hút lao động tại các dự án trong khu công nghiệp (KCN) ở Quảng Ninh được tăng lên đáng kể. Trong khoảng thời gian ngắn, nhu cầu về lao động tại các KCN trên địa bàn tăng gấp 4,8 lần từ năm 2012 đến năm 2017.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong 82 dự án hoạt động trong 5 KCN đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 19.800 lao động. Số lao động chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực dệt may, sản xuất dây dẫn và các cụm thiết bị ô tô, chiếm khoảng 73% tổng số lao động của các dự án trong KCN.
Hiện tỉnh Quảng Ninh có khoảng 5.600 công nhân đang ở trong khu nhà ở công nhân tập trung và thuê nhà dân. Trong đó, có 3.200 công nhân đang ở Khu nhà ở công nhân tập trung của Công ty TNHH Texhong Ngân Long (KCN Hải Yên), 2.435 lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp phải thuê nhà dân.
Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong các KCN ở Quảng Ninh tiếp tục tăng lên khá lớn. Theo dự báo, từ năm 2017 đến năm 2020 nhu cầu về lao động khoảng 23.040 lao động (trong đó, năm 2017 khoảng 7.220 lao động, năm 2018 khoảng 5.850 lao động, năm 2019- 2020 khoảng 9.760 lao động).
KCN Texhong Hải Hà đang được quan tâm đầu tư xây dựng lớn. Ảnh: Huy Khánh |
Để giải quyết được nhu cầu về lao động đang tăng cao trong các KCN hiện nay, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở Lao động, thương binh và xã hội phối hợp với Ban Quản lý KKT và các địa phương rà soát lại khả năng cung ứng lao động của từng địa phương cho các doanh nghiệp trong KCN.
Tăng cường tổ chức các sàn giao dịch, các chợ việc làm với cách làm mới, mở rộng phạm vi tìm kiếm lao động tại các thị trường lao động tiềm năng ngoài tỉnh. Các ngành liên quan chủ động phối hợp với các địa phương để giải quyết những kiến nghị liên quan đến hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các địa bàn có nhu cầu về lao động cao.
Hợp tác đào tạo nghề và tuyển dụng lao động bằng việc xây dựng chương trình đào tạo nghề; phối hợp tổ chức đào tạo nghề; phối hợp kỹ năng nghề cho giảng viên của cơ sở đào tạo và cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp; phối hợp và cung ứng lao động của 8 ngành nghề/lĩnh vực trong giai đoạn 2016 – 2020…
Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể để huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách giữ chân người lao động. Quan tâm tới việc cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, nâng cao mức thu nhập cho người lao động để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp lâu dài./.
Lan Hương