您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【lịch bóng đá europa league】Đổi thay cùng đất nước

Ngoại Hạng Anh75755人已围观

简介‘Cha chỉ có cái tên để lại cho các con’Nghĩ về cha mình – nhà văn hoá Hoàng Đạo Thuý - GS.TS Hoàng Đ ...

‘Cha chỉ có cái tên để lại cho các con’

Nghĩ về cha mình – nhà văn hoá Hoàng Đạo Thuý - GS.TS Hoàng Đạo Kính nhớ về một thời các cụ tuy gian khổ nhưng vẫn hăng say làm cách mạng,Đổithaycùngđấtnướlịch bóng đá europa league say mê đọc và viết. Những tác phẩm văn hoá mà đến giờ người ta vẫn còn tìm đọc và không thể phủ nhận giá trị cũng từ những ngày tháng gian khổ ấy mà ra.

“Cha tôi nghèo cho đến khi chết” – GS.TS Hoàng Đạo Kính tâm sự. “Thời ấy, người ta liêm khiết lắm. Là người có chức vị, có danh tiếng, cống hiến cả đời nhưng đến lúc chết, cụ cũng chẳng có một tài sản vật chất nào để lại cho con cháu. Trong những ngày tháng cuối đời, cha tôi bảo ‘cha chỉ có cái tên để lại cho các con’. Câu nói ấy chúng tôi luôn ghi nhớ để sống và làm việc sao cho không làm hỏng ‘cái tên’ của ông cha mình”.

Hơn 20 năm dạy học, thầy giáo Hoàng Đạo Thuý nghèo đến nỗi để nuôi được 10 người con, cụ vừa phải đi dạy, vừa phải làm kế toán buổi tối để kiếm thêm. Cụ bà ở nhà chăm nuôi các con cũng phải bươn chải đủ nghề. Con gái cả chết trẻ, cụ nhận nuôi 4 đứa cháu ngoại. Nhà nghèo, bà Hoàng Thị Hương Liên – người con gái sau tuy thông minh, nhanh nhẹn nhưng chịu thiệt thòi không được đến trường để nhường suất đi học cho các cháu.

Đến cuối đời, cụ Hoàng Đạo Thúy về lại ngôi nhà cấp 4 lợp lá gồi, sống mấy chục năm cuộc đời giản dị như bao người dân quê khác trong làng Đại Yên.

Trong số các anh chị em, GS.TS Hoàng Đạo Kính may mắn được sang Trung Quốc học tập từ năm 12 tuổi. Sau một năm, ông là một trong 100 hạt giống đỏ được Bác Hồ tuyển chọn, gửi sang Liên Xô học tập. GS.TS Hoàng Đạo Kính là một trong số ít những người có vinh dự được học tập ở Liên Xô cả cấp phổ thông, đại học và tiến sĩ – tổng cộng 18 năm.

“Ngày ấy nghiên cứu sinh Liên Xô là oai lắm. Nhưng khi về nước, ai cũng gặp muôn vàn khó khăn do thời cuộc”.

Cha không để lại tài sản gì, ông phải tự đi kiếm tre, dựng tạm cái lán 14 thước vuông ở đầu hồi căn nhà 3 gian lợp lá của bố mẹ. “Ngày ấy, tôi đang là cán bộ của Bộ Văn hoá. Bà xã công tác ở Đại học Y Hà Nội. Lương cán bộ 63-64 đồng, sống bằng tem phiếu, có đậu phụ rán ăn là may rồi. Mỳ cán, cơm độn đều phải ăn thường xuyên. Tôi với vợ mỗi người có một cái quần lành, không vá mông... Đó là những năm trước 1975”.

Ở riêng được một thời gian, vợ chồng ông chuyển bên ngoại sống cho tiện đi lại. “Thế là ở rể 24 năm, trong căn phòng khách của bố vợ - cũng là nơi tôi đã ‘tán’ bà ấy, ở rể cho đến khi lên chức ông” – ông Kính hài hước gọi những năm tháng này là những năm “ở rể ngọt ngào”.

Từ Liên Xô trở về với tấm bằng kiến trúc sư, ông được phân công về Bộ Xây dựng, làm được một thời gian mới xin sang Bộ Văn hoá vì thấy “văn hoá mới là mình”. Là kiến trúc sư đầu tiên của Bộ Văn hoá, là cán bộ đầu tiên có bằng đại học của Cục Bảo tồn bảo tàng, ông mò mẫm vừa làm vừa tự nghiên cứu, dần dần ngấm và say sưa với công việc tu bổ di tích lúc nào không hay. Đến năm 1973, ông trở lại Nga làm nghiên cứu sinh và trở về với tấm bằng Tiến sĩ về bảo tồn kiến trúc cổ.

Nhớ lại một thời sôi nổi và say sưa với di sản, di tích, GS.TS Hoàng Đạo Kính kể: “Ngày ấy, chúng tôi đi khắp trong Nam ngoài Bắc, trùng tu Tháp Chàm, di sản ở Huế, Hội An, Phước Tích… Cái thời mà Mỹ Sơn vẫn còn toàn là bom mìn, cả chuyên gia của ta lẫn chuyên gia Ba Lan sang hỗ trợ đều phải ăn cơm trắng với muối vừng, thi thoảng mua được chút đồ hộp Liên Xô. Nước máy không có, toilet không có, điện không có… dọc cả hệ thống Tháp Chàm… Hầu hết đều là phế tích… Chúng tôi vừa khảo sát vừa khai quật, vừa làm tài liệu - tất cả đều thô sơ bằng tay, làm gì có máy móc như bây giờ. Rồi Bút Tháp, chùa Keo, chùa Thầy… cho đến Nhà hát lớn, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Ngày xưa làm gì có tiền nhiều để trùng tu, nhưng vẫn say mê và hạnh phúc vô cùng.

“Con trai tôi Hoàng Đạo Cương (Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - nv) cũng từng trưởng thành từ nghề của bố. Cháu tôi bây giờ cũng theo nghề bảo tồn”.

GS.TS Hoàng Đạo Kính nhận định, công tác bảo tồn bây giờ đã có nhiều thành tựu, nhiều công trình được trùng tu tốt, bài bản và khoa học. Tuy nhiên, thời nay, không dễ dàng chút nào để đấu tranh với xu hướng muốn làm đẹp, làm khang trang di tích thay vì thận trọng và tôn trọng quá khứ. Khi tiền bạc không còn là vấn đề nữa, người ta sẽ chọn cách làm “fast food” – làm nhanh và làm cho ra kết quả nhìn thấy ngay.

hoang dao thuy.jpg

Cụ Hoàng Đạo Thúy (ngồi hàng đầu). Ảnh cụ Thúy chụp cùng vợ (mặc áo dài trắng) và các con cháu.

Nhìn lại câu chuyện của 3 thế hệ gia đình mình dọc theo chiều dài lịch sử đất nước, ông Kính chia sẻ: “Cha tôi khi xưa cũng chưa từng nghĩ tôi sẽ làm bảo tồn. Khi thấy tôi ở Liên Xô về, cụ còn nghi ngờ tôi ‘lai Tây’ vì ăn cơm gạo Tây nhiều quá. Trong khi cả đời cụ đề cao lòng trung hậu với đất nước. Sau này, khi tôi làm bảo tồn, cụ mới thấy tôi cũng yêu nước, cũng gắn bó với những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc.

Những năm cuối đời, nhiều người đến thăm cụ, cũng nhắc đến những công việc mà tôi đang làm lúc đó, có lẽ cụ cũng thấy phấn chấn hơn”.

“Bây giờ, con cháu tôi không phải ăn cơm trắng muối vừng để làm văn hoá như thế hệ tôi và cha tôi ngày xưa nữa. Nhưng làm văn hoá thời nào cũng có cái khó riêng – không khó về tiền bạc thì lại khó về quan điểm, hướng đi. Chỉ có một điểm chung giữa chúng tôi, đó là vẫn luôn giữ mãi lòng yêu nước như cha tôi hằng mong muốn”. 

Giấc mơ có thật của ‘mẹ tiên’ Ngọc Phượng

Giữa căn phòng phủ màu sơn trắng, bên ngoài ô cửa sổ là toàn cảnh thành phố như bức tranh được đóng khung, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (SN 1944) nhớ về những năm tháng năm cơ cực và khoảnh khắc quyết định của đời mình.

gsbs ngoc phuong 4.jpg
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (người ôm hoa).

Đó là thời điểm đất nước vừa thống nhất, còn vô số khó khăn, nhiều trí thức chọn cách ra nước ngoài để thoát khỏi cuộc sống nghèo túng bủa vây. Bác sĩ Phượng và 3 con cũng được người chồng đang sống tại Pháp bảo lãnh xuất ngoại định cư.

Mọi thứ đã được chuẩn bị, chỉ chờ ngày 4 mẹ con lên máy bay. Thế nhưng vào giây phút cuối cùng, bà bất ngờ chọn ở lại. Quyết định khiến nhiều người bất ngờ ấy đến với bà sau khoảnh khắc bà nhìn thấy ánh mắt hồn nhiên của những cô học trò đang khao khát được truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm.

Trong ánh mắt ấy, bà thấy tình dân tộc thiêng liêng, điều bà và các con sẽ không thể nào tìm được ở nơi xứ người. Sức mạnh tinh thần ấy trở thành động lực, giúp bà vượt qua những khó khăn của cảnh một nách ba con.

Cùng với cả nước nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, bà say sưa nghiên cứu khoa học, làm việc và trở thành Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.

Những năm tháng gắn bó với bệnh viện, bà đóng góp công sức, trí tuệ, xây dựng nơi đây trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Bản thân bà cũng có y nghiệp vẻ vang, được bệnh nhân gọi là “mẹ tiên” khi đưa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm về Việt Nam, đem niềm vui, hạnh phúc đến cho những gia đình hiếm muộn.

Đã gần 50 năm trôi qua, GS.BS Ngọc Phượng chưa bao giờ trăn trở vì quyết định ở lại Việt Nam của mình. Thay vào đó, bà cảm thấy tự hào. Bởi quyết định ấy đã giúp bà được đi cùng, chứng kiến những đổi thay của đất nước từ giai đoạn khó khăn đến lúc đổi mới, phát triển.

Bà nói, ở thế hệ của mình, đất nước nghèo đến nỗi người dân phải sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bữa ăn ngày ấy chỉ có cơm độn sắn, khoai… Nhiều cặp vợ chồng chỉ có một cái quần, chiếc áo để mặc.

Ngay cả bản thân mình, khi đã công tác tại bệnh viện, mỗi tháng bà cũng chỉ được nhận 3 lạng thịt, 1 gói bột giặt. Chỉ khi đến Tết, người thân bệnh nhân ở các tỉnh thương bác sĩ, dắt heo đến bệnh viện biếu, bà và nhân viên cấp dưới mới có thêm thịt để ăn.

Bà nhớ mãi ngày ấy, cứ đến 29 Tết, tổ bảo trì bệnh viện sẽ mổ heo, chia thịt. Lúc nhận, ai cũng thích được chia phần thịt có mỡ bởi có thịt mỡ là có tóp mỡ và cả mỡ lợn để xào rau ăn cả tháng.

Khi đến những vùng sâu, vùng xa… bà càng thấm cái khổ của người dân, của đất nước.

Hồi tưởng về thời điểm ấy, ký ức bà ngưng đọng hình ảnh người phụ nữ gầy gò, khắc khổ vì sinh đến 13 đứa con.

Gặp nhau trong lần đến thăm một bệnh viện ở huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), bà hỏi chị “vì sao lại sinh nhiều đến vậy”, “sao không đến bệnh viện triệt sản”… Và bà xót xa đến rơi nước mắt khi nhận được câu trả lời. Hóa ra chỉ vì có mỗi một bộ quần áo, ngày mặc, tối chị phải cởi ra giặt mà chị cứ ngại ngần, không lên bệnh viện tuyến huyện để triệt sản.

Thương những cảnh đời ấy, sau này mỗi khi đi công tác, bà đều mang theo nhiều quần áo để sẻ chia, gửi tặng họ.

Những năm 1982, 1983 – khi cả người dân lẫn bệnh viện vẫn phải dùng chiếc đèn dầu tù mù để lấy ánh sáng, mỗi khi có ca sản phụ sinh vào ban đêm, hộ sinh đều phải đưa tay vào trong cơ thể họ để kiểm tra xem còn sót nhau thai hay không.

“Hồi đó, bệnh viện Thới Bình cũng chưa có thuốc sát trùng tốt, chỉ có thuốc đỏ, xà phòng để rửa tay. Bệnh viện thiếu thốn đến độ bác sĩ, y tá phải múc nước sông để lắng rồi rửa tay hoặc vệ sinh cho thai phụ bằng thuốc đỏ.

Thế nên có đến 90% số thai phụ bị viêm tử cung sau khi sinh. Khi tiếp cận số liệu này, tôi rất bất ngờ bởi các thai phụ sinh ở vùng núi cao cũng không bị viêm nhiễm nhiều đến vậy.

Bây giờ về huyện Thới Bình, tôi ngỡ ngàng khi thấy bệnh viện thiếu thốn trăm bề năm nào giờ đây to đẹp, khang trang, hiện đại không kém gì các bệnh viện ở thành phố”- bà kể. 

Có đi qua những khó khăn ấy mới thấy đất nước đã thay da đổi thịt, phát triển vượt bậc như thế nào. Không chỉ đời sống người dân mà cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị cũng hiện đại đến ngỡ ngàng.

“Ngày xưa, nhà tôi nằm trên đường Trần Đình Xu (quận 1, TP.HCM). Cách nhà khoảng 300m là bờ kênh. Lúc bấy giờ, bờ kênh rất bẩn, là nơi tụ tập của các thành phần bất hảo.

Tôi sợ lắm, luôn dặn mẹ phải canh chừng, không cho 3 đứa con của tôi xuống bờ kênh chơi. Bây giờ, bờ kênh ấy trở thành đại lộ rộng thênh thang, mặt đường phẳng lỳ, hai bên rợp bóng cây xanh”- GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho hay.

Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ về sự phát triển vượt bậc của cơ sở hạ tầng tại TP.HCM. Trên khắp đất nước, còn có biết bao công trình kỳ vĩ, hiện đại vượt xa sự tưởng tượng của những người như thế hệ GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng. 

Không bao giờ phai mờ chất Huế

Trong khu vườn nhà cũng chính là từ đường Thái tộc nằm đối diện dòng sông Hương thơ mộng, những ngày giữa tháng 12/2023, GS.TS Thái Kim Lan tất bật đón khách ra vào, tham quan.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Kim Long (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) trong một gia đình danh gia vọng tộc, GS.TS Thái Kim Lan có bà nội là người dạy học cho các cung nữ.

Mồ côi cha từ năm 5 tuổi, lại là phận nữ nhi, nhưng nhờ sinh ra trong một gia đình gia giáo, bà vẫn được cho ăn học đàng hoàng. Từ thuở thiếu thời, bà theo học ở những ngôi trường nổi tiếng về giáo dục nhân cách và lễ nghi truyền thống của Huế như Quốc học, Đồng Khánh. Chất Huế trong con người bà vì thế mà càng thêm sâu đậm. 

Năm 1965, vừa bước qua tuổi đôi mươi, bước ngoặt đến với cuộc đời bà khi thiếu nữ họ Thái quyết định rời mảnh đất Cố đô, sang Đức du học.

Thành công ở đất khách quê người với việc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Triết học, bà được giữ lại làm giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Ludwig Maximilian (Munich, Đức). Sau này, bà trở thành nữ giáo sư triết học người Việt được nhiều người mến mộ.

Suốt nhiều năm sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, theo GS Thái Kim Lan, “bản tính Đức” giúp bà thêm mạnh mẽ nhưng không bao giờ làm phai mờ chất Huế, văn hoá người Việt. Nỗi nhớ quê chất chứa trong lòng người phụ nữ Huế chưa bao giờ nguội tắt suốt quãng đời xa xứ ấy.

“Khi ra đi tôi mang theo trong mình cả một gia tài văn hóa, không phải chỉ tà áo dài hay mái tóc thề của người con gái xứ Huế mà trong tâm khảm là cả một gia tài văn hóa Huế, văn hoá Việt.

Bơ sữa ở trời Tây không làm sao khiến tôi quên đi mùi vị của những món ăn dân dã, vị thơm ngậy của bánh chưng ngày Tết hay hơn thế là cảnh ấm áp, sum vầy bên gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về”, GS.TS Thái Kim Lan chia sẻ.

GS.TS Thái Kim Lan nhớ như in những năm tháng khi vừa lên 5, lên 10. Trong căn nhà nhỏ cạnh dòng sông Hương, bố mẹ, anh chị em quây quần bên nhau. 

Trong căn bếp ấm cúng, nồi bánh chưng đỏ lửa dậy mùi thơm ngậy của lá dong, đỗ xanh, thịt mỡ. Mùi thơm của mứt gừng, dưa món hay những món bánh Huế phảng phất cả khu vườn khiến lòng người trở nên ấm áp lạ thường. Tết trở thành một thời khắc đặc biệt.

“Những ngày cuối năm, trong các khu chợ nổi tiếng xứ Huế như Đông Ba, Bến Ngự… người dân tất bật sắm Tết. 

Thời đó, tiền không có nhiều, người ta chủ yếu đến chợ để bán bánh kẹo, bánh chưng hay các món ăn dân dã. 

Bọn trẻ chúng tôi cũng được người thân dắt bộ vài cây số đến chợ, nhưng không phải để mua đồ mới hay bánh kẹo mà chủ yếu để ngắm không khí ngày Tết”, GS.TS Thái Kim Lan nhớ lại.

kim lan 1.jpg
GS.TS Thái Kim Lan 

Sau 12 năm kể từ ngày rời xa quê hương sang Đức du học, năm 1977, nữ giáo sư triết học Thái Kim Lan lần đầu có dịp trở về thăm cố hương.

Bà trở về nước đúng 2 năm sau ngày giải phóng, cũng là lúc hậu quả chiến tranh đang khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Ngay cả trong tưởng tượng, bà cũng không nghĩ hậu quả chiến tranh nặng nề như vậy.

“Những ngôi nhà, các công trình đường sá vẫn còn nặng mùi thuốc súng, cuộc sống người dân lam lũ, nghèo đói”, bà Thái Kim Lan ngậm ngùi.

Mãi đến năm 1986, khi trở về Cố đô Huế lần thứ 2, bà mới nhìn thấy sức sống tươi trẻ của con người và đất nước thời kỳ đổi mới. 

Lần trở về này, có dịp đi từ Bắc vào Nam, ngắm nhìn những người dân đang bộn bề với cuộc sống hiện tại…bà hiểu rằng, đất nước đã phải đánh đổi rất nhiều đau thương để có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Sau hơn 50 năm kể từ ngày sang Đức du học, GS.TS Thái Kim Lan chọn trở về Huế sinh sống. Với bà, dù có đi đâu, sau cùng, bà vẫn là người con gái Huế, vẫn là một người con đất Việt.

Những dịp Tết đến, xuân về, bà vẫn muốn được cùng bạn bè, người thân vui vầy ấm áp bên nồi bánh chưng xanh.

“Đêm Giao thừa, không còn cảnh nghe tiếng pháo râm ran; sáng đầu năm, xe cộ chạy ầm ầm ngoài đường… Với tôi, đó là minh chứng cho sự dịch chuyển theo quy luật của thời gian, của tạo hoá", GS.TS Thái Kim Lan chia sẻ.

Nguyễn Thảo – Nguyễn Hà - Quang Thành

Con gái cụ Hoàng Đạo Thúy: Cha tôi kiên cường trước bi kịch cuộc đời

Con gái cụ Hoàng Đạo Thúy: Cha tôi kiên cường trước bi kịch cuộc đời

"Mất 4 người con nhưng cha tôi luôn nén nỗi đau, kiên cường trước bi kịch cuộc đời” - con gái cụ Hoàng Đạo Thúy kể.

Tags:

相关文章