Phần lớn,ườidùngbấtcẩndẫntớiròrỉdữliệucánhâtỷ số paris germain có thể tới 80% nguyên nhân lộ lọt thông tin cá nhân xuất phát từ chính sự bất cẩn của người dùng. Đây là cơ hội thuận lợi để đối tượng xấu thu thập thông tin, dữ liệu cá nhân nhằm mục đích trục lợi.
Người dùng cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký tài khoản, dịch vụ; thiết lập chế độ công khai thông tin cá nhân. Trên các trang, hội nhóm mua bán hàng hóa, người bán lẫn người mua thường công khai thông tin cá nhân như số điện thoại, tài khoản ngân hàng để tiện việc liên hệ. Hoặc người dùng lựa chọn sử dụng dịch vụ của những bên trung gian không uy tín, không có chính sách an toàn thông tin hoặc chính sách an toàn thông tin không tốt.
20% còn lại là do phía nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ, làm lộ thông tin cá nhân. Đó là vì lỗ hổng trên các hệ thống, ứng dụng của đơn vị cung cấp dịch vụ (bao gồm cả hệ thống của cơ sở giáo dục) hay lỗ hổng trong chính sách bảo mật thông tin khách hàng của đơn vị cung cấp dịch vụ. Hoặc có những doanh nghiệp chủ ý đưa thông tin khách hàng cho bên thứ ba.
Theo các chuyên gia, thông thường có hai loại ứng dụng di động khi tải về điện thoại có thể theo dõi, giám sát người dùng.
Loại thứ nhất có những tính năng theo dõi ngầm để thu thập dữ liệu như vị trí, nghe lén, thông tin cá nhân, danh bạ, hình ảnh... mà không được sự cho phép của người dùng. Mỗi lần nâng cấp phiên bản mới cũng là lúc ứng dụng chuyển các dữ liệu thu thập được trên điện thoại về máy chủ.
Loại thứ hai là những ứng dụng thường đưa ra yêu cầu thu thập dữ liệu cá nhân trên điện thoại, người dùng phải đồng ý mới có thể sử dụng được ứng dụng đó. Các yêu cầu bao gồm đòi được cấp quyền giám sát camera, danh bạ, quyền truy cập bộ nhớ...
Các chuyên gia cảnh báo, người dùng cần lưu ý, nhiều ứng dụng đang lạm dụng việc thu thập thông tin từ người dùng. Ví dụ như một ứng dụng đọc báo nhưng lại đòi cấp quyền giám sát camera, chỉnh sửa hình ảnh nhưng lại đòi quyền truy cập danh bạ. Tình trạng lạm dụng tăng cao đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin.