Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật,ịchDếMènDạytrẻemnóikhôngvớivôcảmvàbảovệmôitrườsoi keo benfica dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Dù đã hàng thập kỷ trôi qua, nhưng câu chuyện về chú Dế Mèn đặc biệt vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào cho nghệ thuật trong thời đại mới. Đó cũng chính là lý do sân khấu Lệ Ngọc ra mắt vở diễn Dế Mènđể phục vụ khán giả nhí trong mùa hè này. Vở diễn cho tác giả Lê Chí Trung viết kịch bản, NSND Nguyễn Tiến Dũng làm đạo diễn và vẫn theo hành trình phiêu lưu, khám phá thế giới của chú Dế Mèn như nguyên tác. Cùng người anh em Dế Trũi, Dế Mèn ngao du, chiêm nghiệm vô vàn giá trị sống, thu lượm được nhiều bài học từ những cuộc gặp gỡ, va chạm với những nhân vật như: Dế Choắt, Cốc, Bướm, Cào Cào, Xén Tóc, Nhện Chúa, Bọ Ngựa, Chim Trả, Nhà Trò... Mời NSND Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc nhà hát Múa Rối Việt Nam làm đạo diễn cho vở Dế Mènđó sự thử nghiệm mới mẻ của sân khấu Lệ Ngọc. NSND Tiến Dũng chia sẻ, ngoài cái khó từ việc Dế Mèn phiêu lưu kýlà câu chuyện mà đa phần trẻ em từng đọc, từng thuộc, băn khoăn của người dựng vở còn nằm ở sự khác biệt về lứa tuổi - khi mà thế hệ trẻ hiện tại vốn có quá nhiều thứ để xem, để chơi, thay vì quan tâm tới sân khấu truyền thống. Nhưng cuối cùng, anh đã chọn một cách dàn dựng gần gũi, tự nhiên, hướng về những giá trị cơ bản nhất. Bởi anh tin, câu chuyện về những cảm xúc rất đời thường sẽ có ích và đủ cuốn hút các em hơn bất kì lời răn dạy đao to búa lớn nào. Chính vì lẽ đó, khi tấm màn nhung được kéo lên, khán giả được thưởng lãm không gian nghệ thuật đầy sắc màu và những cảnh bất ngờ. Điển hình như việc đạo diễn đã sử dụng nghệ thuật múa rối, sân khấu lồng sân khấu... để hóa giải hợp lý những tình huống từ trang giấy trên sân khấu kịch. Trang phục của dàn diễn viên được đặt thiết kế riêng cho thấy sự chuyên nghiệp dù là làm kịch cho trẻ con. Nhờ múa rối, những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy màu sắc được tái hiện khiến sân khấu kịch trở nên lung linh, lộng lẫy. Đó là hình ảnh các nàng Bướm đầy màu sắc bay lượn và những chi tiết đầy ước lệ của sân khấu kịch được thể hiện chân thực hơn. Gần 2 tiếng khán giả cùng Dế Mèn phiêu lưu trên sân khấu nhưng thông điệp xuyên suốt của vở kịch chính là tình yêu thương và tình mẫu tử. Hình ảnh Dế mẹ luôn xuất hiện bên cạnh giúp Dế Mèn vượt qua khó khăn và trưởng thành cũng chính là ý nghĩa được gửi gắm qua vở kịch - "Tình mẹ bao la đưa con đi xa khắp tận cùng thế giới". Ngoài ra, vở kịch cũng gắn liền với thông điệp bảo vệ môi trường và tự do tuổi trẻ: "Thế giới rộng lớn, tuổi trẻ bao la - phải đi thật xa để hiểu: Thiên nhiên là nhà". "Bài học đầu đời sâu sắc nhất để tạo ra tính cách của Dế Mèn sau này chính là tránh lối sống vô cảm và thói kiêu ngạo ích kỷ, biết trân trọng tình yêu thương và các mối quan hệ với bè bạn, với gia đình là làm nền móng sau này. Với các em nhỏ đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, tôi nghĩ đó cũng là bài học đầu đời và trực diện cho các em", đạo diễn Nguyễn Tiến Dũng cho biết. Vở diễn có sự tham gia: NSND Lệ Ngọc, NSƯT Minh Phương, nghệ sĩ Anh Tuấn, Thanh Hải, Lâm Cương, Huy Hoàng, Hoàng Nam, Bích Liên, Châu Sa, Anh Đào, Công Phùng... Tình Lê NSND Tự Long tham gia vở diễn về Mẫu Liễu HạnhNSND Tự Long sẽ có màn thể hiện Văn ca Thánh Mẫu trong vở xiếc kết hợp nghệ thuật cải lương, nghệ thuật sân khấu 'Thượng thiên Thánh Mẫu'. |