Mặc dù muộn nhưng việc WHO và nhiều nước trên thế giới kêu gọi lập Hiệp ước ứng phó với đại dịch vẫn là quyết tâm đáng trân trọng.
Hơn 129 triệu người trên thế giới đã nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Ảnh: AP
Theảiphpứngphđạidịlịch giao hữu ngoại hạng anho đó, ngày 30-3 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng 23 nguyên thủ quốc gia ra lời kêu gọi các nước trên toàn thế giới tham gia thiết lập một Hiệp ước quốc tế về ứng phó với đại dịch, với mục đích giảm thiểu thiệt hại cho nhân loại khi phải đối mặt với các đại dịch tương lai. Trong số này, có Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh, Tổng thống Hàn Quốc. Tuy nhiên, các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil chưa cho biết có ủng hộ ý tưởng này không. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, thế giới hiện đang trong tình cảnh khó khăn giống như sau Chiến tranh thế giới 2 và cần phải có những hành động cụ thể cho thế kỷ 21.
Lời kêu gọi được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn tại châu Âu, châu Á, với nhận định đã đến lúc thế giới phải chuẩn bị cho tương lai, dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt.
Mục đích chính của việc thiết lập một Hiệp ước quốc tế về ứng phó với đại dịch là tăng cường khả năng chống chọi của thế giới trước các đại dịch trong tương lai thông qua việc xây dựng một hệ thống cảnh báo, chia sẻ dữ liệu chung cũng như việc sản xuất, phân phối các loại vắc-xin, các loại thuốc, các phương pháp chẩn đoán và điều trị một cách phổ quát và công bằng giữa tất cả các nước.
Hiệp ước cũng nhấn mạnh sức khỏe của con người, các loài vật cũng như của cả hành tinh đều liên hệ với nhau, do đó các nước cần chia sẻ trách nhiệm, sự minh bạch và hợp tác toàn cầu.
Ý tưởng về Hiệp ước này được đưa ra đầu tiên vào tháng 11-2020 bởi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhân Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ông Charles Michel nêu rõ: “Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những yếu kém và chia rẽ trong xã hội chúng ta, nên giờ là lúc để toàn thể cộng đồng quốc tế xây dựng một kế hoạch phòng thủ đại dịch cho các thế hệ tương lai. Để làm điều đó, chúng ta cần phải biến các ý chí chính trị thành hành động cụ thể, giống như những gì đã làm sau những hậu quả tàn bạo của Chiến tranh thế giới 2. Ngày nay, hơn bao giờ hết, trách nhiệm của những nhà lãnh đạo là phải đảm bảo rằng sự chuẩn bị cho đại dịch cũng như hệ thống y tế toàn cầu đáp ứng được cho thế kỷ 21”.
Ủng hộ ý tưởng về xây dựng Hiệp ước toàn cầu ứng phó đại dịch, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, việc xây dựng Hiệp ước này có thể được xúc tiến thông qua Đại hội đồng của WHO và dựa trên các nguyên tắc căn bản của tổ chức này như nguyên tắc y tế dành cho mọi người và không phân biệt đối xử.
Trên thực tế, đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên diện rộng, với hơn 129,5 triệu cas mắc và trên 2,82 triệu người tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu mới thấy được sự cần thiết của liên kết này. Giới chuyên môn cho rằng, nếu dịch Covid-19 được công bố sớm hơn và các quốc gia đồng loạt chủ động ngăn ngừa, phòng tránh bằng các biện pháp giãn cách xã hội thì mức độ lây lan sẽ chậm hơn và thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ thấp hơn. Trong khi đó, khi dịch xảy ra mỗi quốc gia có những cách ứng phó riêng nên vô hình trung làm đại dịch lây lan nhanh hơn. Trong đó, đáng lưu ý là nhiều nước xem nhẹ tác hại dịch bệnh nên đưa ra các giải pháp sai lầm như: miễn dịch cộng đồng, kỳ thị người đeo khẩu trang, trông cậy vắc-xin… nên phải trả giá đắt.
Mặt khác, khi có vắc-xin ngừa Covid-19 thì việc cung cấp cũng không công bằng. Nhiều nước giàu, có điều kiện sẽ mua, tích trữ vắc-xin, còn những nước nghèo thì phải cam chịu hoặc trông chờ COVAX (vắc-xin tài trợ, phân phối, ủng hộ) theo sáng kiến của WHO, với số lượng hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc dập dịch. Bởi lẽ, dịch Covid-19 đã lây lan ra toàn thế giới nên chỉ khi nào các nước cùng chung tay thì dịch bệnh mới mong được đẩy lùi.
Mới đây, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Antonio Guterres chỉ trích các nước phát triển tích trữ quá mức vắc-xin Covid-19, đồng thời kêu gọi họ chia sẻ với thế giới để giúp kiểm soát đại dịch. Ông Guterres nhấn mạnh khả năng kiểm soát đại dịch “phụ thuộc rất nhiều vào việc tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho dân số trên toàn thế giới”. Ông Guterres đồng thời kêu gọi G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) sớm thúc đẩy cơ chế hỗ trợ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu.
Nhận định của ông Guterres hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ chỉ khi nào mỗi quốc gia đều đẩy lùi được dịch thì trên thế giới mới hoàn toàn dập được đại dịch Covid-19.
HN tổng hợp
顶: 94368踩: 1
【lịch giao hữu ngoại hạng anh】Giải pháp ứng phó đại dịch
人参与 | 时间:2025-01-25 11:40:30
相关文章
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- PC Thừa Thiên Huế: Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
- Nhu cầu ngày càng cao, nhiều dư địa cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển
- Thủ tướng khảo sát khu vực nghiên cứu lấn biển và một số dự án trọng điểm của Đà Nẵng
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Giảm thuế GTGT cùng các hỗ trợ thuế, phí giúp kích cầu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- An art space along the Huong river is taking form
- Dự án 500 kV mạch 3: Thi công thần tốc và lập nhiều kỷ lục
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024
评论专区