【ti so 2 in 1】Cần nhiều giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:04:08 评论数:

can nhieu giai phap cho phat trien nganh cong nghiep ho tro

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn kém phát triển. Ảnh: Nguyễn Huế

Ông Phạm Tuấn Anh,ầnnhiềugiảiphápchopháttriểnngànhcôngnghiệphỗtrợti so 2 in 1 Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, CNHT đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp quốc gia, song hiện nay ngành CNHT của Việt Nam còn non trẻ. Năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp CNHT Việt Nam còn nhiều hạn chế như: công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nước ngoài…

Đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm CNHT. Trong giai đoạn 2011- 2015, trừ công nghiệp xe máy và một số sản phẩm điện tử gia dụng có tỉ lệ sử dụng linh kiện trong nước khá cao, các lĩnh vực còn lại tỉ lệ nội địa hóa thấp. Đầu tư của các DN FDI chiếm trên 80% số DN sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam, tập trung vào linh kiện điện – điện tử và linh kiện kim loại.

Dưới góc độ DN ngành cơ khí, ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) cho biết, cả nước có 358 DN cơ khí ô tô, tạo việc làm cho 78.906 lao động, có khoảng 50 nhà sản xuất và lắp ráp trong và nước ngoài. Mặc dù được xác định là ngành công nghiệp cần thúc đẩy phát triển nhưng thực tế ô tô vẫn là ngành được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu khá cao, sự thiếu đồng bộ và bất ổn định về chính sách thuế, phí đã gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành này.

Theo ông Toản, năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước thuộc khu vực ASEAN vào Việt Nam giảm về 0%. Nếu không nỗ lực hơn trong thời gian ngắn ngủi từ nay đến lúc đó, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng tương tự Philippines khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng nhất quán khiến các nhà sản xuất lắp ráp rút lui khỏi thị trường và chuyển sang nhập khẩu.

Ông Kiều Huỳnh Sơn, Phó chủ tịch Hội DN cơ khí điện TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất máy và sản phẩm thép Việt cho biết, DN cơ khí đa phần đầu tư nhỏ lẻ, quy mô vốn ít, trên 70% DN nằm ngoài KCN vì thế không tạo chuỗi liên kết DN cùng ngành hàng. Chính phủ cũng như UBND TP.HCM tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường ô tô bằng các đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và định hướng các sản phẩm chiến lược đầu cuối có tỷ lệ nội địa hóa cao, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Sản phẩm đầu cuối này cần đạt một sản lượng đủ lớn để kéo theo sự phát triển của các nhà sản xuất hỗ trợ cho nó.

Theo Bà Kiều Ngọc Phương, Phó TGĐ Công Ty Cổ phần TMCK Tân Thanh, hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây đang ngày càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước, đặc biệt là phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm từ Trung Quốc vì năng lực ngành CNHT, cơ khí ô tô và cơ khí luyện kim của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Hiện nay Tân Thanh phải nhập khẩu từ nước ngoài vì trong nước hoàn toàn không có đơn vị nào cung cấp.

“Trong nhiều năm nay, thuế nhập khẩu nguyên chiếc sơmi rơmooc từ các nước trong khối ACFTA vào Việt Nam là 0%, trong khi thuế nhập khẩu linh kiện rời về lắp ráp là từ 5% đến 10%. Đây là một ví dụ bất cập điển hình, vô tình làm hại DN trong nước. DN đề nghị, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sớm thông qua và ban hành quyết định này; cũng như những chính sách khác hỗ trợ DN trong nước kịp thời yên tâm ổn định sản xuất”, bà Phương kiến nghị.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 9028/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm CNHT đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất tiêu dùng nội địa, xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa. Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 DN CNHT đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2.000 DN. Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

最近更新