Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,âydựngtổchứcbộmáytinhgọnhoạtđộnghiệulựchiệuquảnhận định man city vs liverpool sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (NQ18), TP Cần Thơ cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Qua đó, tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn, đảm bảo tinh gọn, giảm đáng kể các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Tuy nhiên, quá trình thực hiện NQ18 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cần giải pháp căn cơ từ bộ, ngành, địa phương. Lãnh đạo TP Cần Thơ thực hiện nghi thức ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Cần Thơ. Ðây là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng UBND thành phố, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC của người dân. Những chuyển biến tích cực Thực hiện NQ18, TP Cần Thơ đã xây dựng đề án và kế hoạch sắp xếp, kiện toàn cơ quan hành chính, đến nay cơ bản đã đạt tiến độ đề ra. Cụ thể, giữ ổn định 19 cơ quan chuyên môn cấp thành phố; đối với cấp huyện có 103 cơ quan cấp huyện (giảm 9 cơ quan). Đối với cơ quan bên trong cơ quan hành chính, từ năm 2015 đến nay, đã sắp xếp giảm 43 tổ chức thuộc sở, ngành (trong đó, giảm 4 chi cục và 39 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành), đồng thời giảm 46 phòng thuộc chi cục và tương đương. Đối với các ĐVSNCL, tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn, đảm bảo tinh gọn, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Giai đoạn 2021-2024, UBND thành phố sắp xếp, kiện toàn bên trong 15 ĐVSNCL, qua đó giảm 21 tổ chức bên trong thuộc ĐVSNCL (giảm 14 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, 2 khoa chuyên môn và 5 chi nhánh trợ giúp pháp lý). Đồng thời, đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc 13 lĩnh vực, gồm 295 danh mục sự nghiệp công. Tại hội nghị sơ kết công tác ngành Nội vụ 9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024, ông Châu Việt Tha, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, đánh giá một trong những kết quả nổi bật trong công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy là đã hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm đối với 139 cơ quan hành chính và 523 đơn vị sự nghiệp theo đúng thời gian quy định; việc nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng. Gắn liền với công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy là công tác tinh giản biên chế để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm. Theo báo cáo của UBND thành phố, từ năm 2022 đến tháng 9-2024, thành phố đã giảm 19 biên chế công chức (đạt 20,43% kế hoạch tinh giản giai đoạn 2022-2026). Đối với số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đã giảm 1.694 người (đạt 81,7% kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026). Nhiều vướng mắc, khó khăn Việc thực hiện NQ18 trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn; trong đó có nguyên nhân là các quy định, hướng dẫn chưa đầy đủ hoặc chưa thống nhất. Đơn cử như giữa các văn bản chưa thống nhất về thẩm quyền ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của ĐVSNCL thuộc cơ quan chuyên môn cấp thành phố. Cụ thể, theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, giám đốc sở có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức đối với ĐVSNCL thuộc sở. Còn theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, đó là thẩm quyền của UBND thành phố. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP lại quy định đó là thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Theo UBND thành phố, nhiều vướng mắc về cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động của ĐVSNCL; quyền tự chủ của ĐVSNCL trên thực tế còn bị ràng buộc bởi nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau như: Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Viên chức… Từ đó, dẫn đến việc sắp xếp và đổi mới tổ chức, hoạt động của các ĐVSNCL còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng về thể chế và thẩm quyền. Đối với sự nghiệp giáo dục, một số quận, huyện thiếu nguồn tuyển dụng giáo viên; đối với sự nghiệp y tế, một số đơn vị ở tuyến quận, huyện gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, thu hút bác sĩ, điều dưỡng. Thành phố cũng đang gặp khó khăn trong việc xác định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng quy định thì UBND cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, lại chưa có quy định hoặc văn bản hướng dẫn thế nào là “trường hợp đặc biệt”. Để việc thực hiện NQ18 hiệu quả, UBND thành phố kiến nghị các bộ, ngành ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ĐVSNCL, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời, kiến nghị Bộ Nội vụ phối hợp các bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xác định vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và loại hình tổ chức của các cơ quan, đơn vị (Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải, các trạm thuộc chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để bố trí biên chế cho phù hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành các giải pháp, quy định và chính sách phù hợp đẩy mạnh việc tự chủ và xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, nhất là cấp học mầm non và tiểu học… Bài, ảnh: TÚ ANH |