【giải vô địch mỹ】Từng bước chuyên sâu, chuyên nghiệp lĩnh vực quản lý rủi ro
Hải quan Đồng Nai: Kiểm soát hiệu quả hàng hóa XNK qua “bộ lọc” quản lý rủi ro | |
Thực hiện quản lý rủi ro tăng tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế | |
Quản lý rủi ro là xu thế tất yếu của quản lý hải quan hiện đại | |
Quản lý rủi ro xuyên suốt trong lĩnh vực thuế | |
Áp dụng quản lý rủi ro: Tạo niềm tin để doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Q.H |
Soi chiếu 44.767 container
Báo cáo kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm của đơn vị, Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Hồ Ngọc Phan cho biết, toàn ngành đã áp dụng 1,5 triệu tiêu chí đảm bảo phân luồng thông suốt hơn 7,26 triệu tờ khai, trong đó tờ khai luồng Xanh chiếm 68,09%, luồng Vàng chiếm 27,99% và luồng Xanh chiếm 3,92%.
Thời gian qua, Cục Quản lý rủi ro đã tập trung phân tích nguyên nhân phân luồng, chuyển luồng, áp dụng tiêu chí phân tích năm 2020 và quý I/2021, đặc biệt là phân tích, đánh giá chi tiết một số chi cục hải quan có tỷ lệ phân luồng Đỏ tăng đột biến như Lạng Sơn, Đà Nẵng, Quảng Trị… và chuyển luồng cao.
Đơn vị đã ban hành công văn chấn chỉnh tình hình thực hiện phân luồng, chuyển luồng, áp dụng tiêu chí không đúng quy định và hướng dẫn khắc phục vướng mắc trong công tác quản lý rủi ro gửi cục hải quan tỉnh, thành phố.
Hàng ngày, Cục Quản lý rủi ro trao đổi, phối hợp với các đầu mối tại cục hải quan tỉnh, thành phố để hướng dẫn, xử lý kịp thời các nội dung vướng mắc liên quan đến công tác lựa chọn, soi chiếu tại địa bàn.
Bên cạnh đó, phối hợp với các chi cục hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan điều phối hàng hóa soi chiếu, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp có thể thực hiện soi chiếu qua máy soi đặt tại địa bàn cảng biển hoặc đặt tác các địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, phù hợp với tuyến vận chuyển và theo đề nghị của doanh nghiệp.
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2021, tại các địa bàn cảng biển (Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng), cơ quan Hải quan đã thực hiện soi chiếu đối với 44.767 container, chiếm khoảng 70% lượng container soi chiếu và 79,5% container vi phạm trong toàn Ngành.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là cất giấu hàng cấm, khai sai chủng loại số lượng và nhập khẩu hàng hóa không khai báo… Trong đó, từ thông tin chỉ định soi chiếu của Cục Quản lý rủi ro đã phát hiện 152 container vi phạm và 19 trường hợp doanh nghiệp sửa tờ khai nhiều lần, khai tăng số lượng dòng hàng, tăng thuế suất…
Thể hiện vai trò điều phối
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường ghi nhận những kết quả tích cực Cục Quản lý rủi ro đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021, đóng góp chung vào kết quả của ngành Hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh, nổi bật trong công tác quản lý rủi ro là tổ chức thực hiện Thông tư số 81/2009/TT-BTC và Quyết định 2218 đã đạt được những kết quả khả quan, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của áp dụng quản lý rủi ro, từng bước chuyên sâu, chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý rủi ro trên tất cả các mặt cộng tác.
So với kết quả năm 2020, những kết quả mà Cục Quản lỷ rủi đạt được trong nửa đầu năm 2021 rất tích cực trên tất cả các mặt công tác.
Cụ thể, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp tăng, phân loại, phân hạng doanh nghiệp dần đảm bảo minh bạch, rõ ràng hơn; đảm bảo tỷ lệ phân luồng hợp lý. Mặt khác, chất lượng quản lý rủi ro, đánh giá doanh nghiệp, đánh giá tuân thủ, chất lượng xác định trọng điểm; chất lượng, hiệu quả soi chiếu nâng lên.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả. Ảnh: Q.H |
“Để cải thiện hơn nữa chất lượng công tác quản lý rủi ro, Cục Quản lý rủi ro phải thể hiện rõ vai trò chủ trì, điều phối; đánh giá, phân tích thông tin, phân tích tình hình để chỉ ra những rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, hàng hóa, doanh nghiệp, tuyến đường, từ đó đề xuất những giải pháp, phân công trách nhiệm của các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan đến các cục hải quan địa phương nhằm kiểm soát tốt rủi ro”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh thêm.
Do vậy, 6 tháng cuối năm 2021, trước tiên Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường yêu cầu Cục Quản lý rủi ro cần kiểm soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; rà soát công việc, tổ chức thực hiện Thông tư số 81 và Quyết định số 2218.
Về nhóm liên quan đến tiêu chí, hệ thống, Cục cần làm tốt những công việc liên quan đến chất lượng phân luồng; phối hợp, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng phân luồng; lành mạnh hóa việc phân hạng doanh nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục theo dõi, so sánh tỷ lệ soi chiếu hàng tháng, đặc biệt là tỷ lệ phát hiện container vi phạm để đánh giá mức độ cải thiện công tác soi chiếu; đánh giá doanh nghiệp, địa bàn, tuyến đường để xác định trọng điểm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cách thức đào tạo cán bộ, công chức về lĩnh vực quản lý rủi ro như đào tạo trực tuyến để theo dõi người học, thời gian học và đánh giá chất lượng đào tạo.
(责任编辑:La liga)
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Hải quan Thanh Hóa tiếp nhận và xử lý hơn 36.000 hồ sơ thủ tục hành chính
- Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao?
- 123 công chức Cục Điều tra chống buôn lậu thi đánh giá năng lực
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Ngành mía đường: Kiến nghị được xuất khẩu
- Thanh toán không tiền mặt lên ngôi, rút tiền qua ATM giảm mạnh
- Cục Hải quan Bắc Ninh có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất toàn Ngành
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- CBI hỗ trợ xuất khẩu thực phẩm vào châu Âu
- Quy định tiêu chuẩn người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Xuất khẩu sầu riêng sang Mỹ: Cung không đủ cầu
- Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ: Thương hiệu Việt lan tỏa thế giới
- Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- Trăm tỷ Quỹ bình ổn xăng dầu bị chiếm dụng: Phớt lờ cảnh báo, nguy cơ mất trắng
- Hỗ trợ trên 3,7 tỷ đồng ăn trưa cho trẻ em ở Kon Tum
- Hải quan Hòn Gai vượt chỉ tiêu thu ngân sách
- Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- Cán bộ, công chức có thể thỏa thuận để được nghỉ phép gộp