【tỷ số bỉ hôm nay】Nâng “nội lực” để chăn nuôi gia cầm ứng phó với hội nhập
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 22:43:12 评论数:
Đầu tư vào “đặc sản”
Phát biểu tại hội thảo “Tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trước thềm hội nhập TPP” do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kết hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội,ângnộilựcđểchănnuôigiacầmứngphóvớihộinhậtỷ số bỉ hôm nay ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đánh giá, ngành chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chăn nuôi chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ lẻ, năng suất chất lượng chưa cao, giá thành sản phẩm thiếu cạnh tranh, cùng với đó dịch bệnh lại thường xuyên xảy ra… Tuy nhiên, ngành vẫn có thể tự tin cạnh tranh được trong hội nhập nếu kịp thời tái cơ cấu và tổ chức lại. Trước mắt, để có thể cạnh tranh tại thị trường nội địa, phát triển dòng sản phẩm “đặc sản” như gà ta thả vườn, gà lông màu chất lượng cao, trứng chất lượng cao… được coi là hướng đi triển vọng. “Hiện nay, tiêu thụ tại thị trường trong nước, gà ta thả vườn vẫn chiếm tới 70% thị phần với giá trị sản xuất khoảng 30-35 nghìn tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều so với mức 13-14 nghìn tỷ đồng/năm của gà công nghiệp”, ông Sơn nói.
Khá nhiều ý kiến tại hội thảo đồng tình với quan điểm để trụ vững trên “sân nhà” trước áp lực của thịt ngoại khi hội nhập sâu, tận dụng những sản phẩm thế mạnh như gà ta, đi sâu khai thác các thị trường ngách là giải pháp hiệu quả. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Trong năm 2014, sản phẩm thịt gà thả vườn ở Việt Nam đạt 560-620 nghìn tấn, trong khi gà thịt công nghiệp chỉ có 393-402 nghìn tấn. Rõ ràng gả thả vườn vẫn chiếm ưu thế trong tiêu dùng. Do tập quán sử dụng này, gà thả vườn là sản phẩm có ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà nhập ngoại ở nước ta hiện tại và trong tương lai.
Ông Hải cho rằng, để nâng cao sản lượng và chất lượng của gà thả vườn trước mắt nên tập trung xây dựng các hợp tác xã chăn nuôi gia cầm tự nguyện chuyên ngành không hạn chế về địa lý hành chính với quy mô tối thiểu 1 triệu con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường ở các xã nông thôn mới. Tuy nhiên, việc xây dựng này phải có chính sách hỗ trợ về vốn vay và kỹ thuật chế biến của Nhà nước trong giai đoạn đầu. Hợp tác xã từng bước tích lũy kinh nghiệm để phát triển thành công ty sản xuất chế biến gia cầm ở từng vùng.
“Hợp tác xã cần liên kết với DN để có đầu ra tốt cho sản phẩm gia cầm hoặc hợp tác xã tự liên kết chăn nuôi theo VietGAP, giết mổ, chế biến và bảo quản theo quy trình an toàn thực phẩm, đưa sản phẩm này ra mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình ở nhiều nơi khác nhau như chợ, nhà hàng, bệnh viện, trường học, siêu thị … và có thể bước đầu giới thiệu sản phẩm của mình qua Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm ra các nước có nhu cầu. Hợp tác xã cũng cần xây dựng thương hiệu có chỉ dẫn địa lý để phát triển sản phẩm trên thương trường và bảo vệ được sản phẩm của mình khi có tranh chấp thương mại”, ông Hải nói.
Nâng chất lượng, hạ giá thành
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân đánh giá: Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập khi tham gia TPP vì phần lớn quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, còn các nước khác hầu như quy mô lớn. Đây là “cuộc chiến” không cân sức. “Để cạnh tranh và phát triển, DN chăn nuôi Việt Nam cần có ý thức, xây dựng kế hoạch rõ ràng, bài bản nâng cao năng lực cho chính mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đầu tư cho ngành chăn nuôi hình thành chăn nuôi công nghiệp thực sự, nâng cao chất lượng nguồn giống, cải tiến nhiều khâu để từng bước tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với hạ giá thành”, ông Hùng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để tăng sức cạnh tranh trên “sân nhà”, ông Hồ Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách các mảng Sản phẩm - Công thức Chất lượng và Kỹ thuật Thú y của Công ty CP GreenFeed Việt Nam cho rằng, muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, trước hết phải hạn chế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, cách kiểm soát và xử phạt tới từng hộ chăn nuôi có sai phạm như hiện nay rất kém hiệu quả bởi lực lượng chức năng có hạn không làm xuể. “Việt Nam nên học hỏi cách làm của các nước khác, chỉ kiểm soát đơn vị giết mổ. Nếu kiểm tra phát hiện sản phẩm tại đơn vị giết mổ có chứa kháng sinh vượt ngưỡng cho phép là bị phạt. Để người giết mổ làm việc trực tiếp với người chăn nuôi, yêu cầu sản phẩm chăn nuôi không có chất cấm thì mới mua. Bởi, 100 cán bộ Nhà nước nói với người chăn nuôi không bằng một ông thương lái”, ông Dũng nói.
Xung quanh vấn đề này, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị, bên cạnh làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước còn cần siết chặt gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, đồng thời tiến tới xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với một số sản phẩm gia cầm NK.
Ngoài ra, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội, Hiệp hội, hợp tác xã chăn nuôi gia cầm phát huy vai trò của mình, điển hình như thay đổi tư duy, giao cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công như chứng nhận chất lượng giống, chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.. theo đúng thông lệ quốc tế, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi. Đây là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm.