【kèo chấp 2.5/3 là gì】Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:05:57 评论数:
Điều này có nghĩa là phần còn lại của thế giới sẽ phải hành động nếu xuất hiện tác động tiêu cực từ thuế quan. Dù một số quốc gia có thể sẽ hưởng lợi từ chính sách thuế mới của Mỹ,ướngđimớitrongthếgiớicóthuếkèo chấp 2.5/3 là gì song nhìn chung hành động thích nghi với hoàn cảnh là yêu cầu mà mọi quốc gia đều phải thực hiện và châu Á cũng không ngoại lệ.
Các nước châu Á nên tận dụng các hiệp định thương mại đa phương hiện có để duy trì và phát triển. Ảnh minh họa: kinhtechungkhoan.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tái thiết CPTPP và RCEP
Với kịch bản thuế quan mới được áp dụng, điều quan trọng với các nước châu Á nói riêng là tận dụng các hiệp định thương mại đa phương hiện có để duy trì và phát triển. Trong đó nổi bật là hai hiệp định lớn đã có hiệu lực, gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
CPTPP là một thỏa thuận có tiêu chuẩn cao hơn, hiệp định bao phủ khoảng 13% GDP toàn cầu và 15% thương mại toàn cầu, trong khi RCEP bao phủ 30% GDP và thương mại của toàn thế giới.
Sau khi thuế quan của Mỹ được áp dụng, tỷ lệ thương mại được bao phủ bởi các thỏa thuận này có khả năng sẽ tăng lên vì các quốc gia thành viên sẽ giao dịch với nhau nhiều hơn. Dù vậy, các thỏa thuận vẫn cần phải được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều điều khoản của CPTPP và RCEP giải quyết các vấn đề tương tự, đơn cử như thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư. Nhưng các chi tiết cụ thể thì khác nhau.
Ví dụ, hai hiệp định có các điều khoản khác nhau về quy tắc xuất xứ (ROO), nghĩa là các sản phẩm có đủ điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi là khác nhau
Trước bối cảnh có nhiều thay đổi như hiện nay, các chuyên gia cho rằng ROO cần được hài hòa hóa theo một khuôn khổ thống nhất. Điều này sẽ hỗ trợ đơn giản hóa thương mại cho các công ty của các nước hoạt động trong cả hai hiệp định.
Để giải quyết điểm khác biệt, hai hiệp định cũng cần một cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất.
Một sáng kiến khác có thể xem xét là mở rộng các nhóm. Được biết Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Indonesia đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP và hiện khu vực có thể xem xét đến khả năng Liên minh châu Âu (EU) tham gia CPTPP. Theo ghi nhận, EU đã thiết lập các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam và hiện Liên minh châu Âu cũng đang đàm phán FTA với Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Bằng cách tham gia CPTPP, với các tiêu chuẩn mà EU có thể dễ dàng đáp ứng, EU có thể mở rộng đáng kể hoạt động thương mại với châu Á ở tốc độ nhanh hơn so với đàm phán FTA song phương với từng quốc gia.
Trong khi đó, RCEP cũng có thể mở rộng quy mô thành viên với sự quan tâm gia nhập của nhiều quốc gia.
Đưa APEC phát triển hơn nữa và mở rộng tầm nhìn
Trong tuyên bố chung của các bộ trưởng vào cuối Diễn đàn APEC vừa diễn ra tại Peru, các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố “chúng tôi đồng tình với quan điểm rằng, đã đến lúc đánh giá chương trình nghị sự về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) của APEC có thể giải quyết những thay đổi trong bối cảnh thương mại quốc tế đang phát triển như thế nào”.
Về hành động thực tiễn, năm nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia APEC đã tổ chức các cuộc đối thoại về thúc đẩy chương trình nghị sự FTAAP.
Trong một diễn biến có liên quan, giữa lúc việc tăng cường các hiệp định thương mại tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương được cho là nên được ưu tiên, lãnh đạo cấp cao các nước tin rằng khu vực cũng nên nhìn xa hơn.
Điều này được thể hiện rõ qua đề xuất của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brazil vào tuần trước. Ví dụ, các nước châu Á nên cân nhắc thiết lập liên kết với các khối thương mại bên ngoài khu vực, như Singapore đã làm với Mercossur (Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ) và Liên minh Thái Bình Dương, nơi giải phóng thương mại với 8 quốc gia ở Mỹ Latinh, hoặc liên kết với Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi, bao gồm tất cả 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi và bao phủ một thị trường 1,4 tỷ người cũng là một hướng đi đáng để khám phá.
Theo lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Singapore nói riêng và ASEAN nói chung nên tham gia vào tất cả các nhóm khu vực khác nhau để duy trì sự liên quan, bất chấp dòng chảy thương mại đang tái định hình.