【tỷ lệ bóng đá vòng loại world cup】Đẩy mạnh khôi phục sản xuất
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo nguồn thu nhập nên ngành chức năng cùng người dân trong tỉnh đang đẩy mạnh khôi phục sản xuất trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp.
Nông dân đang dần khôi phục sản xuất rau màu các loại.
Đảm bảo đạt diện tích lúa Thu đông
Do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trong thời gian qua nên hầu hết các mặt hàng nông sản của tỉnh đều bị ảnh hưởng về tình hình sản xuất,Đẩymạnhkhiphụcsảnxuấtỷ lệ bóng đá vòng loại world cup tiêu thụ và đầu ra chậm, giá bán giảm. Riêng đối với cây lúa, nhờ sự vào cuộc bằng việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương nên cây lúa tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ ít hơn, từ đó mà vụ lúa Hè thu đã và đang thu hoạch, nông dân trong tỉnh vẫn có được nguồn lợi nhuận tương đối nhờ giá bán được duy trì ở mức cao.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 54.000ha lúa Hè thu, diện tích còn lại gần 23.000ha (tập trung ở huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ) cũng đang được bà con vào vụ cắt. Đồng thời, ngành chức năng các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để việc thu hoạch và vận chuyển lúa cho nông dân được dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các quy định trong phòng, chống dịch Covid-19. Riêng lúa Thu đông, đến nay bà con nông dân trong tỉnh đã xuống giống được gần 27.000ha. Đây là vụ lúa tiếp tục được đặt nhiều kỳ vọng về việc không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà còn góp phần quan trọng giúp khu vực I của ngành nông nghiệp tỉnh đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) vào cuối năm do nhiều lĩnh vực sản xuất khác của ngành nông nghiệp đang gặp không ít khó khăn, khả năng không đạt chỉ tiêu theo kế hoạch được giao từ đầu năm.
Với tính chất quan trọng của vụ lúa Thu đông nên ngành nông nghiệp của tỉnh đang tăng cường khuyến cáo người dân đẩy mạnh sản xuất ở những khu vực đảm bảo an toàn về phòng, chống mưa và lũ lụt. Phấn đấu, tỉnh Hậu Giang đạt diện tích xuống giống lúa Thu đông theo kế hoạch là 36.700ha. Bên cạnh đó, khi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường trong tình hình mới thì nhiều công việc liên quan đến chuyển giao khoa học kỹ thuật sẽ được ngành nông nghiệp triển khai đến với bà con nhằm giúp người dân sản xuất vụ lúa Thu đông đạt thắng lợi trên các mặt.
Đang xuống giống 1,2ha lúa Thu đông của gia đình, ông Nguyễn Văn Vàng, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thông tin: “Khu vực này có hệ thống đê bao khép kín kiên cố nên bà con an tâm và đang tăng cường xuống giống lúa Thu đông. Hơn nữa, xã Vĩnh Thuận Đông là một trong những khu vực của huyện Long Mỹ đang thực hiện “vùng xanh” nhằm tạo hậu phương vững chắc cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên càng tạo động lực cho người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực chứ không riêng gì cây lúa”.
Tăng diện tích rau màu và cá ruộng
Cùng với đẩy mạnh sản xuất lúa Thu đông thì nhiều vùng đất chuyên sản xuất rau màu trên địa bàn tỉnh, nhất là tại những địa phương đang được xác định là “vùng xanh” trong phòng, chống dịch Covid-19 (địa phương không có cas nhiễm Covid-19), hiện nông dân và ngành chức năng đã có những kế hoạch cho việc khôi phục lại sản xuất sau khi hết thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Trần Thanh Tâm, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tôi vừa nghỉ trồng rau màu một vụ sau 20 năm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, hiện gia đình tôi đã chuẩn bị xong hơn 1ha đất ruộng và sẽ tiến hành xuống giống trồng bí đao trong vài ngày tới. Tuy giá bán nhiều mặt hàng đồ rẫy tại vườn trong lúc này ở mức không cao; thế nhưng, khi mọi hoạt động của người dân trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành phố khác ở phía Nam trở lại bình thường thì lúc này sức tiêu thụ các loại mặt hàng rau, củ, quả sẽ tăng mạnh và hút hàng nên giá bán tăng cao. Vì vậy, để đón đầu thị trường, tôi quyết định tái sản xuất ngay từ giữa tháng 8”.
Giống như nông dân huyện Vị Thủy, bà con tại các vùng trồng rau màu trên địa bàn thành phố Vị Thanh cũng đang dần khôi phục sản xuất để phục vụ nhu cầu thị trường trong thời gian tới. Ông Nguyễn Bé Sáu, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, thông tin: Qua rà soát mới đây của ngành nông nghiệp thành phố thì hiện diện tích rau màu các loại được nông dân trồng mới khoảng 150ha. Ngoài diện tích trên thì đơn vị cũng đang tiếp tục vận động người dân đẩy mạnh khôi phục lại sản xuất ở những nơi đã thu hoạch rau màu trước đó, nhằm tăng diện tích sản xuất trồng mới và để đáp ứng nhu cầu thị trường được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Bên cạnh rau màu thì ngành chức năng cũng đang tăng cường khuyến cáo người dân đẩy mạnh việc thả nuôi cá ruộng nhằm làm tăng sản lượng thủy sản cho tỉnh cũng như tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, nhất là ở những vùng không canh tác vụ lúa Thu đông. Điển hình như tại huyện Phụng Hiệp, hiện địa phương này đã xây dựng kế hoạch và đang tổ chức triển khai ra dân về việc thực hiện mô hình nuôi cá ruộng với diện tích 3.100ha, phấn đấu đạt 4.000ha.
Với hơn 10 năm trong nghề nuôi cá ruộng, ông Nguyễn Tấn Khương, ở ấp 5, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Giống như những năm trước, vụ này gia đình tôi cũng thả nuôi hơn 1,5ha cá ruộng. Hiện nguồn cá giống (cá mè trắng) đã chuẩn bị sẵn trong ao, chờ ít hôm nữa khi thu hoạch lúa Hè thu ở đây xong và nước trên đồng lên nhiều sẽ tiến hành thả cá. Do vùng này thường bị ngập nước sâu khi mùa lũ về nên đa phần bà con nơi đây đều nuôi cá ruộng để thay thế cho vụ lúa Thu đông. Nếu nuôi thuận lợi thì một công cá ruộng, nông dân có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ 1-2 triệu đồng”.
Theo các nông dân đã và đang chuẩn bị tái sản xuất lúa, rau màu, trái cây, thủy sản,... trên địa bàn tỉnh thì cái khó hiện nay là chi phí đầu vào đang ở mức cao, nhất là giá phân bón, thức ăn chăn nuôi… Trong khi vụ sản xuất vừa qua, nhiều loại mặt hàng rau màu có mức giá bán tại vườn rất thấp nên nông dân không có lời. Đặc biệt, hiện vẫn còn số lượng không nhỏ thủy sản của bà con trong tỉnh đã quá ngày thu hoạch nhưng chưa bán được do gặp khó về đầu ra. Từ những lý do trên nên phần nào làm trở ngại cho người dân trong việc khôi phục sản xuất vào lúc này.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị các ngành liên quan của tỉnh sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn để giúp người dân trong tỉnh khôi phục sản xuất. Trong đó, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu đạt diện tích lúa Thu đông theo kế hoạch đề ra. Riêng còn khoảng 40.000ha lúa không canh tác vụ Thu đông thì ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp có giải pháp vận động người dân tăng diện tích thả nuôi cá ruộng; đồng thời một số vùng có thể khuyến cáo người dân trồng rau màu, nhất là mặt hàng rau ăn củ, quả để phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh vào thời gian tới…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关推荐
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- Tuyên Quang: Xử lý nghiêm tài xế không nhường đường cho xe cứu thương
- Trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn tăng cùng sự phát triển kinh tế và môi trường lãi suất thấp
- Rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo Đại hội điểm Công đoàn cơ sở
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Chứng khoán tuần: Vốn ngoại tiếp tục mua ròng, tín hiệu vui?
- Đà Nẵng: Bắt tạm giam chủ văn phòng kinh doanh bất động sản lừa đảo khoảng 11 tỷ đồng
- Xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm hơn 560 triệu đồng