【bang xep hang 2duc】Phóng viên văn phòng đại diện: Vất vả, nhưng thật tự hào
1.
Báo Đầu tư đặt Văn phòng đại diện tại Hải Phòng đã được 17 năm. Địa bàn hoạt động của Văn phòng đại diện lan rộng ra 4 tỉnh,óngviênvănphòngđạidiệnVấtvảnhưngthậttựhàbang xep hang 2duc thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Văn phòng đại diện như một tòa soạn thu nhỏ, nên phóng viên Báo Đầu tư làm việc tại Văn phòng đại diện cũng phải đảm nhận nhiệm vụ “tổng hợp” hơn, áp lực hơn.
Phóng viên Văn phòng đại diện Báo Đầu tư tại Hải Phòng tác nghiệp tại hiện trường làm đường đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn |
Tin bài để được đăng tải trên các ấn phẩm của cơ quan báo chí có thương hiệu như Đầu tư phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng những tiêu chí rất khắt khe. Bởi vậy, bài viết đã qua được “cửa” của Phụ trách Văn phòng đại diện, nhưng bị Ban Biên tập cho “rớt đài” là chuyện rất… bình thường. Nếu vì thế mà nản, mà nhụt chí, thì chắc những phóng viên như chúng tôi giờ không còn ở đây, để ăn, ngủ, lăn lộn với câu chữ, để mỗi ngày thêm trưởng thành cùng với hành trình khẳng định thương hiệu của một tờ báo kinh tếlớn.
Những ngày này, người làm báo trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi cũng có dịp nhìn lại quá trình tác nghiệp và những kỷ niệm vui buồn về nghề.
Còn nhớ, năm 2019, khi thực hiện bài điều tra từ đơn thư của một doanh nghiệpđầu tưtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phản ánh về việc bị cơ quan quản lý o ép. Lúc đó, việc tiếp cận được hồ sơ đầy đủ không hề dễ dàng. Khi tiếp cận được và làm việc với doanh nghiệp, hồ sơ cả tập dày, liên quan nhiều đến vấn đề pháp lý, đòi hỏi phải nghiên cứu cực kỳ kỹ lưỡng.
Qua nhiều cuộc điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp với luật sư hàng tiếng đồng hồ, làm việc với nhiều bên liên quan, với cả lãnh đạo tỉnh, nhiều vấn đề đã được làm rõ. Chính sự “quá cẩn thận” của cơ quan phụ trách đã khiến doanh nghiệp phải “đi đường vòng” khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, khiến cả dự ánphải dừng, gây thiệt hại đủ đường.
Khi bài báo được đăng tải, cũng là lúc doanh nghiệp được làm việc ở thế “ngang hàng” với cơ quan quản lý theo hướng đàm phán đề được bồi thường. Qua sự việc này, lãnh đạo tỉnh hiểu rõ hơn về đơn vị chuyên môn và những vấn đề vướng mắc để có sự chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp.
Bài điều tra chỉ gói gọn trong 1 trang báo, nhưng để hoàn thành, chúng tôi đã phải mất nhiều tuần, dành rất nhiều tâm sức, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều bên... Nhiều khi, chúng tôi đùa vui, nhuận bút không đủ bù tiền điện thoại, xăng xe và công sức đi lại. Nhưng một khi đã say nghề, thì đâu còn phải so đo, tính toán nữa! Đặc biệt, sự ghi nhận từ cả hai phía chính quyền - doanh nghiệp và những lời cảm ơn chân thành đã trở thành nguồn động lực to lớn cho những người làm báo trẻ chúng tôi tiếp tục cố gắng, phấn đấu.
2.
Người làm báo không chỉ viết điều tra, phản ánh, đưa tin…, mà trong nhiều trường hợp còn trở thành người tư vấn truyền thông.
Mùa báo cáo thường niên năm ngoái, lãnh đạo một doanh nghiệp lớn tại Hải Phòng gọi điện cho chúng tôi bày tỏ bức xúc khi một số đơn vị truyền thông cố tình hiểu sai thông tin trên báo cáo tài chínhvà viết bài theo hướng bất lợi. Trước đó, họ không hề trao đổi với doanh nghiệp để tìm hiểu rõ vấn đề. Đây chỉ là lời tâm sự, nhưng qua đó, chúng tôi cũng có thêm bài học nghiệp vụ: người làm báo khi tiếp nhận thông tin, cần hiểu rõ và xử lý sao cho đúng, chuẩn.
Để đồng hành cùng doanh nghiệp, trở thành những người bạn của doanh nghiệp, rõ ràng cần có một quá trình và quan trọng nhất là, người làm báo phải có được niềm tin của doanh nghiệp. Chúng tôi đã phần nào làm được điều này. Đơn cử, với Công ty Nhựa Tiền Phong, chúng tôi luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên mọi nẻo đường thiện nguyện, cùng doanh nghiệp đến nhiều vùng đất xa xôi để xây cầu, trao quà cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn… Tin bài qua quá trình tác nghiệp đã lan tỏa sự yêu thương, kêu gọi sự chung tay, chung sức của cộng đồng xã hội cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
3.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, phóng viên văn phòng đại diện còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Trên thực tế, áp lực làm kinh tế báo chí với phóng viên văn phòng đại diện khá lớn, bởi vậy dễ dẫn đến tính trạng vì áp lực chỉ tiêu kinh doanh mà làm bừa, làm trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm tôn chỉ, mục đích của tờ báo và vi phạm pháp luật. Đã có những phóng viên thường trú, làm việc tại văn phòng đại diện ở một số địa phương bị bắt, bị khởi tố, bị thu hồi Thẻ nhà báo, dù không nhiều, nhưng cũng trở thành những mảng tối, phần nào ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của đội ngũ những người làm báo.
Ở xa tòa soạn, nên phóng viên văn phòng đại diện đòi hỏi tính tự giác cao hơn. Qua nhiều năm làm việc, chúng tôi hiểu, nghề báo mang lại cho mình những ưu thế riêng mà không phải nghề nào cũng có được. Nhưng đi đôi với điều đó cũng là những “cạm bẫy”, mà chỉ cần một chút sai lầm, thiếu bản lĩnh, là sẽ sa ngã, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nặng hơn là vi phạm pháp luật.
Bởi vậy, chúng tôi luôn nằm lòng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tôn chỉ, mục đích. Luôn tôn trọng, có thái độ đúng mực với đối tác khi thực hiện nhiệm vụ truyền thông - kinh doanh cũng chính là góp phần giữ gìn uy tín và xây dựng thương hiệu của cơ quan.
Trên hành trình tác nghiệp, đã có lúc, chúng tôi cũng thấy “hụt hơi” vì cảm giác mình chưa làm thật tốt nhiệm vụ... Lãnh đạo Tòa soạn dường như cũng thấu hiểu tâm tư của những phóng viên trẻ chúng tôi, nên thường xuyên thăm hỏi về công việc, cuộc sống và động viên chúng tôi cố gắng. Rồi cả những chia sẻ, hướng dẫn về nghiệp vụ, thậm chí là quát mắng của “sếp văn phòng” cũng đã giúp chúng tôi trưởng thành hơn trong công việc. Những sự quan tâm đó thực sự đã trở thành nguồn động lực rất lớn để chúng tôi bền bỉ đi theo con đường mình đã chọn.
Giữ vững đạo đức nghề nghiệp, sáng tạo, không ngại khó tức là ngày càng làm tốt hơn vai trò của người phóng viên tại Văn phòng đại diện của Báo Đầu tư.