【bxh phap 2】Gói hỗ trợ lần 2

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-25 22:47:27 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:189次

hỗ trợ

Hỗ trợ cho nhóm lao động tự do chịu tác động của dịch bệnh tại Hà Đông,óihỗtrợlầbxh phap 2 Hà Nội. Ảnh: TL

Một số chuyên gia trong lĩnh vực an sinh xã hội cho rằng, rất khó để có thể triển khai gói hỗ trợ lần 2 hiệu quả khi mà gói hỗ trợ lần 1 vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Gói hỗ trợ lần 1 chưa triệt để

Đánh giá về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, người dân và nhiều các chuyên gia cho rằng đây thực sự là chương trình ý nghĩa, cần thiết nhằm hỗ trợ đối tượng lao động, doanh nghiệp gặp khó do đại dịch. Ý nghĩa là vậy, nhưng thực tế thì việc triển khai công tác hỗ trợ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho thấy, tính đến giữa tháng 8/2020 chỉ hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng lao động nhận được hỗ trợ, với tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng (chiếm 19%). Trong đó, nhóm được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được với hỗ trợ này.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới lao động khối phi chính thức khó tiếp cận chương trình hỗ trợ, bà Nguyễn Thu Hương - Quản lý cao cấp Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam - tổ chức đang có các hoạt động nghiên cứu gói hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch cho rằng lý do chính là họ không có giấy tờ chứng minh. Yêu cầu “có đăng ký thường trú hoặc tạm trú” là rất khó thực hiện vì những người lao động di cư thường có đặc điểm di biến cao, trong khi thủ tục lấy xác nhận tạm trú ở nhiều nơi lại khá rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó, để được nhận tiền hỗ trợ, người lao động di cư phải lấy xác nhận của cả hai nơi, nơi đăng ký thường trú và tạm trú. Thủ tục này cũng phức tạp, làm mất thời gian đi lại và tốn kém, nhất là đối với người lao động di cư đến từ các tỉnh, thành xa xôi.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tính đến giữa tháng 8/2020, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng mới giải ngân được hơn 17.000 tỷ đồng (đạt 19%), hỗ trợ cho hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19.

Bà Nguyễn Thu Giang - Giám đốc Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), thành viên của Mạng lưới lao động di cư M.net đánh giá cao gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Tuy nhiên, là đơn vị trực tiếp hỗ trợ lao động di cư tiếp cận gói hỗ trợ, bà Giang cho rằng, thật khó để nhóm này có thể tiếp cận gói hỗ trợ. Lý do là bởi các điều kiện hỗ trợ quá khắt khe, cơ chế thủ tục rườm rà và việc thống kê, lên danh sách tốn mất nhiều thời gian, qua nhiều khâu dẫn tới việc hỗ trợ chậm.

Nếu thực hiện cần thay đổi cách thức hỗ trợ

Mặc dù đánh giá cao các gói hỗ trợ và cho rằng cần thiết phải triển khai những gói hỗ trợ mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu thực hiện cần phải có sự điều chỉnh trong việc đưa ra các điều kiện, cũng như cách thức triển khai.

Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng nên thực hiện gói hỗ trợ lần 2. Điều này thể hiện tinh thần nhân văn của Chính phủ, góp phần tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động vượt khó trong đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, theo ông Quảng, nếu tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ lần 2 thì cần phải nghiên cứu kỹ về cách thức, phương pháp thực hiện.

Ông Quảng cho rằng, gói thứ nhất có quá nhiều tiêu chí, điều kiện hưởng... nên khó triển khai. Với gói thứ 2, dù hướng tới nhóm đối tượng và điều kiện hưởng khác với gói một nhưng điều này có thể vẫn là chưa đủ, cần mở rộng hơn.

"Tuy nhiên, quan điểm của các nhân tôi là vẫn tiếp tục gỡ rối để thực hiện gói 62.000 tỷ đồng và vẫn nên triển khai gói hỗ trợ lần 2. Tuy nhiên cần nới rộng điều kiện, mở rộng cả đối tượng thụ hưởng, bởi vì thực tế có rất nhiều nhóm cần hỗ trợ vẫn chưa được tiếp cận" - ông Quảng nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chuyên gia lao động - việc làm thì cho rằng, cần xây dựng nhanh cơ sở dữ liệu về thị trường lao động để việc hỗ trợ được thuận lợi. Theo bà Hương: "Một trong những nguyên nhân khiến cho việc hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh gặp khó khăn là bởi chúng ta chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về thị trường lao động. Tôi thấy ngạc nhiên, vì bao năm chúng ta nói làm mà làm mãi chưa xong".

Bà Hương cũng cho biết hiện nay ngành y tế đã làm khá tốt việc khai báo y tế, cập nhật dữ liệu y tế. Chỉ cần xây dựng phần mềm, sau đó yêu cầu người dân tự nhập dữ liệu vào là chúng ta có thể có được bộ dữ liệu gốc rồi. Nếu có cơ sở dữ liệu thì việc hỗ trợ sẽ thuận lợi hơn nhiều. Thêm vào đó, chúng ta có thể hỗ trợ nhanh, không lo sai sót. Nếu sai sót sau này vẫn có thể hồi tố, truy thu nếu muốn.

Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Bộ LĐ-TB&XH chỉ nên đề xuất góp ý. Tuy nhiên, vấn đề mới chỉ là đề xuất chưa được phê duyệt nên chưa thể có ý kiến chính thức./.

Bùi Tư

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接