【kqbd flamengo】VDB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo phương án tái cơ cấu thành công
Tập trung mọi nguồn lực thực hiện phương án tái cơ cấu
Trong năm 2023,ângcaochấtlượngnguồnnhânlựcđảmbảophươngántáicơcấuthànhcôkqbd flamengo VDB đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027 và ban hành các văn bản khung pháp lý hoạt động của VDB.
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 28/10/2023 về phê duyệt “Phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023-2027” (Quyết định 90) và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 7/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước (Nghị định 78).
Đây là bước ngoặt lớn để VDB có cơ sở pháp lý tiếp tục thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tổ chức bộ máy, nhân sự, quản trị tài chính..., tập trung mọi nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt, nhất là cho vay mới tín dụng đầu tư để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại hoạt động được cấp có thẩm quyền giao, VDB vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng được quy định tại điều lệ cũng như các văn bản pháp lý về hoạt động của VDB. Các nhiệm vụ của VDB được thực hiện trong bối cảnh năm 2023 nền kinh tế có nhiều biến động về tỷ giá, lạm phát, thị trường tài chính nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, VDB vừa nỗ lực ổn định hệ thống, vừa cố gắng từng bước giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trong năm 2023, VDB đã triển khai thực hiện được nhiều công việc theo kế hoạch đặt ra, cũng như các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Cụ thể, ngay từ đầu năm, VDB đã tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027, theo kết luận của Bộ Chính trị và Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.
Theo đó, VDB đã khẩn trương rà soát, sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản trị, nguồn nhân lực theo hướng khoa học, tinh gọn, hiệu quả, kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các sở giao dịch, chi nhánh và các đơn vị tại trụ sở chính để đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại VDB trong tình hình mới; tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị nội bộ, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ để sẵn sàng ban hành phù hợp với định hướng cơ cấu lại của VDB; nghiên cứu, xây dựng cơ chế tiền lương phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại.
Dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giảm tải tuyến cuối Dự án bệnh viện Huyết học Truyền máu trung ương. Ảnh: T. Hải |
Toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực, tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện rà soát, hoàn thiện các văn bản khung pháp lý hoạt động của VDB để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả là đến ngày 28/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 90, đặc biệt là ngày 7/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 78.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 90, VDB đã ban hành Kế hoạch triển khai phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027 để triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của VDB cũng như tập trung mọi nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt.
Trên cơ sở các văn bản khung pháp lý được ban hành, VDB đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị nội bộ của VDB, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ mới của hệ thống trong thời gian tới.
Đến nay, VDB đã ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, Quy chế xác định và thông báo lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, quy chế bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại VDB và đang khẩn trương hoàn thiện một số văn bản quan trọng khác như: quy trình và hướng dẫn quy chế cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước; hướng dẫn công tác thẩm định cho vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước; hướng dẫn của VDB về quy chế xử lý rủi ro tín dụng... Mặt khác, để kịp thời triển khai Nghị định 78, VDB đã ban hành văn bản số 1816/VDB-TD1 ngày 15/11/2023 yêu cầu các sở giao dịch, chi nhánh VDB khẩn trương thực hiện nhiệm vụ mới.
Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, VDB vẫn tích cực triển khai toàn diện các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, như: quản lý cho vay các dự án cho vay lại ODA và vốn vay nước ngoài theo ủy quyền của Bộ Tài chính; tìm kiếm các dự án thuộc đối tượng, có nhu cầu vay vốn thuộc các chương trình mục tiêu vốn nước ngoài chịu rủi ro tín dụng để thẩm định, xem xét cho vay; thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ năm 2023; báo cáo kết quả chấn chỉnh, khắc phục và thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra giám sát ngân hàng theo quy định... |
VDB cũng đang rà soát, đánh giá và đề xuất phương án sắp xếp lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc VDB gắn với hệ thống kiểm soát nội bộ và mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, tiệm cận với ngân hàng thương mại. Đồng thời, để nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực, VDB tập trung triển khai xây dựng phần mềm quản lý nhân sự; xây dựng hệ thống vị trí việc làm, quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ trong hệ thống; xây dựng phương án tổ chức tập huấn, đào tạo quy chế, quy trình phù hợp với yêu cầu công việc trong giai đoạn mới để triển khai thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ...
Trong năm 2023 vừa qua, VDB đã đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn (giải ngân, hoàn trả vốn huy động đến hạn). VDB đã thực hiện gần 100% kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 15/3/2023; nỗ lực thu nợ gốc, lãi, hoàn thành kế hoạch thu tối thiểu Bộ Tài chính giao.
Để đạt được kết quả nói trên, VDB đã tập trung đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ, xử lý nợ xấu theo các thông báo kết luận, chỉ đạo của Tổng giám đốc - Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý, thu hồi nợ; tăng cường công tác quản lý giám sát đối với từng dự án, khoản vay, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu mới, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB. Đến 31/12, nợ xấu tuyệt đối giảm đáng kể so với đầu năm. Kết quả chênh lệch thu chi năm 2023 đã được cải thiện đáng kể, tăng gấp đôi so với năm 2022.
Đối với công tác công nghệ thông tin, VDB đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu điều hành nội bộ giai đoạn 2023 - 2027; nghiên cứu phương án thay thế phần mềm VDB Online bằng phần mềm mới hiện đại đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn 2025 - 2027.
9 nhiệm vụ trong tâm trong năm 2024
Nhìn lại năm 2023 đã qua, mặc dù toàn hệ thống VDB đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được thành quả nhất định, một số văn bản quan trọng đã được ban hành, tuy nhiên, trong năm 2023, nợ xấu toàn ngành giảm chậm do chưa có cơ chế để áp dụng đồng bộ các biện pháp để xử lý triệt để. Việc cho vay mới các dự án tín dụng đầu tư chưa được triển khai từ năm 2017 đến nay trong khi dư nợ các loại hình nghiệp vụ giảm dần.
Một số văn bản pháp lý quy định hoạt động của VDB vẫn đang chờ cấp có thẩm quyền ban hành như: nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của VDB, điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB, quyết định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại VDB...
Dự án Nhà máy Nhiệt Điện Ô Môn. Ảnh: T. Hải |
Năm 2024, một năm có nhiều nhiệm vụ mới cần phải khẩn trương thực hiện với nhiều khó khăn thách thức. Để từng bước đạt được mục tiêu theo phương án cơ cấu lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn hệ thống cần phải quyết tâm, nỗ lực để chủ động triển khai các công việc theo Kế hoạch triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027; tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tích cực, chủ động phối hợp kịp thời với các bộ, ban, ngành báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, hoạt động của VDB; đặc biệt là các văn bản pháp lý theo Chương trình hành động thực hiện phương án cơ cấu lại tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 28/10/2023. Đồng thời, tiếp tục rà soát phương án phí quản lý của VDB giai đoạn 2021 - 2023 báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt.
Hai là, khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị nội bộ phù hợp với các văn bản pháp lý của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành; đặc biệt là các văn bản hướng dẫn để làm cơ sở triển khai các hoạt động nghiệp vụ cũng như nâng cao hiệu quả của bộ máy quản trị, điều hành.
Ba là, tăng cường đổi mới bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng mới cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, tài chính; có chế tài, cơ chế động viên khích lệ cán bộ; xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng gắn với vị trí việc làm, phù hợp với tính chất hoạt động của VDB và thời gian cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bốn là, phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý, làm cơ sở để đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng đầu tư bình quân khoảng 3% - 5%/năm giai đoạn 2023 - 2025 thông qua việc nỗ lực thực hiện tốt công tác giải ngân và thu nợ.
Phấn đấu thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn và hiệu quả, với nguyên tắc tự chủ hơn. Bên cạnh đó, quyết liệt đôn đốc, thu hồi nợ vay; thu hồi, xử lý nợ xấu theo quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại VDB; nỗ lực thu hồi nợ từ mọi nguồn lực hợp pháp từ khách hàng, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và các nguồn lực hợp pháp khác để xử lý nợ xấu; chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn theo diễn biến của thị trường tiền tệ, thị trường vốn để huy động vốn phù hợp với yêu cầu, đảm bảo thanh khoản của VDB cũng như giải ngân cho các dự án theo cam kết tại hợp đồng tín dụng.
Năm là, tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt xử lý nợ xấu; trong đó cần rà soát, đánh giá lại danh mục khách hàng nhóm 3, 4, 5 của các khoản nợ vay chịu rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, xem xét quyết định các giải pháp cơ cấu nợ phù hợp theo quy định, hạn chế tối đa phát sinh thêm nợ xấu.
Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn hệ thống VDB trong năm 2024 là rất lớn. Để có thể thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất, Ban lãnh đạo VDB rất cần sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng, đoàn kết chung tay của tập thể cán bộ và người lao động từ trụ sở chính đến các chi nhánh, sở giao dịch trong toàn hệ thống VDB. Với đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao trong công việc, Ban lãnh đạo VDB tin tưởng hệ thống sẽ phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đặt ra, tạo tiền đề vững chắc thực hiện Phương án cơ cấu lại VDB đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
Sáu là, xây dựng lộ trình, giải pháp đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản trị nội bộ, quản lý, giám sát tín dụng, rủi ro, tài chính...
Bảy là, tiếp tục thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để khắc phục các tồn tại, hạn chế; phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, cơ quan có liên quan nhằm triển khai quyết liệt các giải pháp để thu hồi tối đa vốn, tài sản nhà nước; tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ, kịp thời phát hiện, xử lý những tồn tại, hạn chế, đảm bảo hoạt động của VDB theo đúng quy định của pháp luật.
Tám là, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các hoạt động của ngân hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Phương án cơ cấu lại, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027; khuyến khích các đơn vị đưa các nội dung này vào các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm; kịp thời báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại để tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương...
Chín là, tập trung vào công tác quản trị nhân sự, tăng cường đối thoại giữa đồng nghiệp ngang cấp, đối thoại giữa cán bộ quản lý và nhân viên nhằm giải quyết sớm các vấn đề vướng mắc, tạo niềm tin và chia sẻ lẫn nhau, đoàn kết thống nhất, tạo môi trường làm việc dân chủ, minh bạch, tạo động lực làm việc trong đội ngũ nhân sự của hệ thống VDB./.