Thúc đẩy các hoạt động xây dựng xã hội số,âydựngxãhộisốvìlợiíchcủanhândâsin88 tel Thành phố đã đầu tư hạ tầng thông tin, xây dựng, phát triển các dịch vụ số; khuyến khích người dân đầu tư, trang bị, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh kết nối mạng Internet và truy cập, sử dụng các ứng dụng, dịch vụ số; lắp đặt Wifi miễn phí tại Quảng trường Tây Bắc, các nhà văn hóa, điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin.
Hiện nay, 100% số cơ quan, đơn vị trên địa bàn được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu công việc. Hệ thống kết nối mạng cũng được chú trọng phát triển, đảm bảo 100% cơ quan nhà nước có kết nối mạng chuyên dụng; 100% doanh nghiệp, trường học, bệnh viện có kết nối Internet; triển khai hiệu quả các phần mềm dùng chung và chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống liên thông giữa các cấp.
Về hạ tầng viễn thông di động, Thành phố phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông mở rộng vùng phủ sóng, với 225 trạm phát sóng. Bên cạnh đó, triển khai lộ trình tắt sóng 2G, khuyến khích người dân chuyển đổi sang SIM 4G và hướng dẫn cài đặt các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số. Đến nay, Thành phố có 26.000 hộ có điện thoại thông minh, đạt hơn 97% tổng số hộ dân; 66.200 người sử dụng điện thoại thông minh, đạt gần 57,5% tổng dân số.
Việc triển khai định danh điện tử, cấp căn cước được Thành phố triển khai quyết liệt, tạo nền tảng định danh số, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, đã thu nhận hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử gắn với triển khai thu nhận hồ sơ, cấp căn cước trên 81.600 công dân từ 14 tuổi, đạt tỷ lệ gần 97%.
Đặc biệt, từ tháng 7 đến nay, triển khai Luật Căn cước năm 2023, Thành phố đã thu nhận 11.907 hồ sơ. Trong đó, 3.979 hồ sơ công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi; 5.576 hồ sơ công dân 6 đến dưới 14 tuổi và 2.352 hồ sơ công dân từ trên 14 tuổi trở lên chưa cấp căn cước, gồm cả công dân cấp đổi CCCD do hết hạn. Thành phố là địa phương đứng đầu đơn vị cấp huyện có tỷ lệ cấp căn cước cho công dân theo Luật Căn cước năm 2023; trong đó, phường Chiềng Cơi, xã Chiềng Cọ, xã Chiềng Xôm đã hoàn thành cấp căn cước.
Đến nay, Thành phố đã thành lập 792 tổ chuyển đổi số cộng đồng, với trên 4.200 người tham gia, giúp gần 50.800 người cài đặt ví điện tử Vietel Money, VNPT Money; trên 68.000 công dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID, đạt tỷ lệ 83.36% tổng tài khoản của công dân và cài đặt trang thông tin chính thức của doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức, cộng đồng trên Zalo; gần 70.300 người dân từ 14 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác là, đạt tỷ lệ 85,26% tổng dân số trong độ tuổi. Ngoài ra, 100% cơ sở y tế, trường học đã triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Năm học 2023-2024, có 84,1% tổng số học sinh sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Chị Lê Thị Hồng, phường Tô Hiệu, chia sẻ: Mặc dù có hai con đang theo học tại trường, tôi không cần phải đến từng lớp để nộp học phí như trước đây, mà nộp học phí qua tài khoản điện tử, giúp tôi tiết kiệm thời gian và rất tiện lợi.
Khuyến khích người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, Thành phố đã xây dựng 5 chợ 4.0 và triển khai mã QR code tại các điểm kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và người có công mở tài khoản ngân hàng để nhận trợ cấp hằng tháng. Tính riêng từ đầu năm đến nay, chi trả chính sách cho hơn 10.000 lượt người có công và bảo trợ xã hội qua tài khoản, giá trị trên 8,5 tỷ đồng, chiếm 83% tổng số đối tượng trên địa bàn.
Những kết quả đạt được trong chuyển đổi số, là tiền đề để Thành phố hướng tới một nền hành chính minh bạch, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng xã hội số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Theo Phan Trang(Báo Sơn La)