Quá trình phát triển các hệ thống lái trên xe ô tô có thể liệt kê thành các hệ thống lái như: Hệ thống lái thuần cơ khí,ấuhiệucảnhbáohệthốngláihưhỏngcầnbiếtđểtránhtainạnhận định feyenoord hệ thống lái trợ lực thủy lực, hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện, hệ thống lái trợ lực điện, hệ thống lái tích cực, hệ thống lái Steer by wire, hệ thống lái tự động.
Cơ chế hoạt động của hệ thống lái trên ô tô chính là giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Không chỉ vậy, hệ thống lái còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của chiếc xe và chính bản thân chúng ta.
Hiện nay hầu hết trên các dòng xe hiện đại thì hệ thống lái đều được trang bị bộ trợ lực lái để giúp người điều khiển xe dễ dàng thao tác hơn, đem lại sự thoải mái hơn và an toàn hơn khi sử dụng xe.
Trong quá trình sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng,… Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo để tài xế nhận biết?
Dấu hiệu tay lái nặng
Tay lái nặng sẽ khiến cho tài xế phải tốn sức để đánh lái và nó còn thiếu an toàn khi di chuyển trên đường, nhất là khi giao thông quá đông vào giờ cao điểm. Khi xe có hiện tượng trên, điều đầu tiên nên xem xét là phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của xe đang thấp hoặc bơm trợ lực bị hư hỏng dẫn đến điều này.