【ty so u19】Chia sẻ về vai trò cổ đông nhà nước tại công ty cổ phần
Hội thảo do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức sáng nay 8-9.
Theo ông Phan Đức Hiếu- Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực thi hành từ 1-7-2015) đã có nhiều thay đổi về người đại diện vốn nhà nước như: Là đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ cổ đông/thành viên/chủ sở hữu là nhà nước hoặc có thể đồng thời là cổ đông/thành viên.
“Chính vì vậy, người đại diện phần vốn nhà nước nhiều khi tuân thủ pháp luật theo 2 vai. Do vậy, cần tách bạch và phân biệt được một cách rõ ràng “từng vai” vì mỗi vị trí đều có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mục tiêu khác nhau”- ông Hiếu nói.
Ông Hiếu đưa ra lưu ý, trong quan hệ với cơ quan đại diện chủ sở hữu thì người đại diện là người thông qua đó để chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại DN; Là người để cơ quan đại diện chủ sở hữu thu thập thông tin về tình hình hoạt động của DN. Trong quan hệ với DN, người đại diện là người trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại DN; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu/cổ đông/thành viên.
Trong quan hệ với người quản lý thì người đại diện phần vốn nhà nước không “đương nhiên” là người quản lý DN vì đã là người quản lý DN thì cũng khó bị thôi giữ chức vụ đó khi không còn là người đại diện phần vốn nhà nước. Vấn đề đặt ra, khi đồng thời là người quản lý thì phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm của người quản lý như: Trung thành, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của DN.
Mặt khác, người đại diện còn chính là một cổ đông nên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một cổ đông tương ứng với phần vốn góp/cổ phần mà cá nhân sở hữu.
“Vì vậy, để ngăn 3 vai trò này bị xung đột về lợi ích hoặc thiên về quyền lực hơn mục tiêu kinh doanh khi đầu tư vào DN thì cần tách bạch giữa sở hữu và quản trị DN. Để làm sao thiết lập bộ máy quản trị điều hành chuyên nghiệp bao gồm những người có khả năng, trình độ và không nhát thiết là phải là cổ đông hoặc người đại diện phần vốn nhà nước”- ông Hiếu nhấn mạnh.
Đứng ở góc độ cổ đông, ông J.Chris Razook- Giám đốc phụ trách quản trị công ty khu vực Đông Á Thái Bình Dương của IFC khuyến nghị thông lệ tốt mà cổ đông mong muốn như: Khung quản trị công ty được xây dựng thành văn bản chính thức, cơ cấu hội đồng quản trị cân bằng và nhiệm vụ từng thành viên hội đồng quản trị rõ ràng, các thông lệ và quyền cổ đông, biện pháp bảo vệ cổ đông thiểu số phải cụ thể và xây dựng bằng văn bản chính thức.
Tại Hội thảo, chia sẻ với trên 50 đại diện DN niêm yết đại chúng, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc SCIC khẳng định, với vai trò là cổ đông của DN, SCIC mong muốn chia sẻ với các DN những kinh nghiệm thực tế, cập nhật những thay đổi của chính sách… để các đại diện vốn nhà nước tại các DN có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với chuyên gia trong nước và quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả và giá trị DN. Đây cũng là một trong những nội dung hoạt động hỗ trợ DN mà SCIC luôn cố gắng đem đến cho các DN trong danh mục quản lý của SCIC trong gần 10 năm qua, kể từ khi thành lập năm 2005.
Thời gian qua để tăng cường vai trò của cổ đông trong việc quản lý các công ty cổ phần, với sự giúp đỡ của tổ chức JICA- Nhật Bản, SCIC đã củng cố hệ thống quản trị DN và dự kiến sẽ áp dụng hướng dẫn quản trị nội bộ tại các DN Nhà nước cổ phần hóa mà SCIC nắm giữ phần lớn vốn. Đây được xem là bước đi tiên phong trong quản trị DN hiện đại cho các DN nhà nước đã cổ phần. Mặt khác, với hệ thống quản trị này sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng cổ phần hóa, nhiều nhà đầu tư và nhà đầu tư chiến lược trong nước và ngoài nước tham gia vào DN Nhà nước thông qua IPO.
Theo kế hoạch giai đoạn 2014-2015, Việt Nam sẽ cổ phần hóa 432 DN Nhà nước; trong đó, năm 2014 đã cổ phần hóa được 143 DN. Sang năm 2015, tính đến tháng 8 thực hiện cổ phần hóa 93 DN. Tuy nhiên, trong 143 DN cổ phần hóa năm 2014 chỉ có 30 DN bán được hơn 5% vốn cho DN trong và ngoài nước, tổ chức đầu tư, với tổng số tiền bán vốn 270 triệu USD; tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau cổ phần hóa đạt trung bình 90%. Nhìn vào con số này cho thấy việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước vẫn chưa có tiến triển. |
相关文章
Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
Ngày 15/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng các2025-01-25Ứng dụng nhắn tin nào được yêu thích nhất tại từng quốc gia trên thế giới
Theo dữ liệu phân tích trên nền tảng Android (tháng 5/2022) từ 90 quốc gia, trang Similarweb đã xác2025-01-25Sếp Dassault: “Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới”
Bà Josephine Ong, Giám đốc Điều hành khu vực phía Nam Châu Á-Thái Bình Dương của Dassault Systèmes c2025-01-25Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay tới 2,5%
Ngân hàng xem xét giảm chi phí, không chia cổ tức tiền mặt để tập trung giảm lãi suấtHDBank giảm đến2025-01-25Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
Phan Quốc Việt là ai?Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) được Sở KH&ĐT TP.HCM cấp2025-01-25Ra mắt giày công nghệ RUN Together tại Việt Nam
Thương hiệu RUN Together Việt Nam vừa chính thức ra mắt dòng giày chạy bộ công nghệ, có gắn chip NFC2025-01-25
最新评论